Tháng: Tháng Tư 2021

YOY Là Gì? Những Thông Tin Cần Biết

Bạn là người hay theo dõi tin tức tài chính, vậy bạn đã bắt gặp cụm từ YOY hay Year Over Year trong các bài viết nào đó trên internet hay trong các văn bản tài liệu nào đó về tài chính, kinh tế chưa? Chắc hẳn bạn cũng đang thắc mắc YOY là gì phải không nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết về YOY qua bài viết này nhé!

  1. Khái niệm

YOY là một từ viết tắt cho từ “Year Over Year” hay dịch ra tiếng Việt là năm này qua năm khác, đây là chỉ số được dùng rất phổ biến trong các lĩnh vực kinh tế tài chính, nó giúp so sánh kết quả tài chính trong cùng một khoảng thời gian, không phân biệt quy mô hay ngành nghề. Dựa vào chỉ số này, công ty, doanh nghiệp hay tổ chức có thể biết được tình hình tăng trưởng và phát triển về tài chính của mình trong giai đoạn nào đó.

Ví dụ: Một doanh nghiệp có báo cáo tài chính về tình hình hoạt động trong quý 4 năm 2020, trong báo cáo chỉ số YOY là 14,5% trong khi đó vào cùng kỳ năm 2019 chỉ số này là 10,7%. Chúng ta có thể kết luận ban đầu rằng doanh nghiệp đang có sự tăng trưởng.

  • Đặc trưng của chỉ số YOY

Bởi vì chỉ số YOY có chức năng so sánh tài chính nên nó được sử dụng rất phổ biến cho tất cả các doanh nghiệp đang hoạt động kinh doanh, cho mọi lĩnh vực và quy mô của doanh nghiệp.

Chỉ số YOY được tính toán đề giúp công ty hay doanh nghiệp đưa ra những kết luận tổng quát về năng suất, hiệu quả hoạt động của công ty/ doanh nghiệp đó có tốt hay không trong từng giai đoạn cụ thể.

  • Cách tính toán chỉ số YOY

Chỉ số YOY được tính toán khá đơn giản, chúng ta có thể tính theo các bước như sau:

Tính phần chênh lệch doanh thu giữa hai giai đoạn muốn so sánh bằng cách lấy doanh thu năm nay trừ đi doanh thu năm trước (có thể là tháng hoặc quý).

Lấy phần chênh lệch doanh thu đã tính ở bước trên chia cho doanh thu năm trước (hoặc tháng trước, quý trước…). Sau đó đưa kết quả tính về dạng %, ta có tốc độ tăng trưởng của năm nay. Đây cũng chính là chỉ số YOY.

Ví dụ: Vào quý 2 năm 2020, doanh nghiệp A có tổng doanh thu là 500 tỷ đồng. Cùng kỳ năm 2019 có tổng doanh thu là 420 tỷ. Vậy tốc độ tăng trưởng của doanh nghiệp sẽ được tính như sau: YOY = [(500 – 420) / 420] x 100% = 19,05%

  • Chức năng của YOY

Chỉ số YOY sẽ giúp công ty nắm rõ và xác định thực trạng hoạt động kinh doanh. Đây là căn cứ để công ty kịp thời điều chỉnh lại và đề ra những kế hoạch, chiến lược mới phù hợp hơn với tình hình hiện tại.

Chỉ số YOY không chỉ đưa ra cái nhìn về sự tăng trưởng hoặc trì trệ của doanh nghiệp mà nó còn cho biết vị trí của doanh nghiệp đang đứng ở đâu trên thị trường. Từ đó đưa ra thay đổi trong chiến lược để có sức cạnh tranh với các doanh nghiệp khác và mang lại tin tưởng cho khách hàng

Nhìn vào báo cáo tài chính của công ty, cụ thể là chỉ số YOY, các nhà đầu tư sẽ đưa ra những nhận định và dự báo sự phát triển của doanh nghiệp. Từ đó dễ dàng đưa ra quyết định đầu tư sáng suốt nhất, mang lại lợi ích cho cả hai bên.

  • Ưu điểm và nhược điểm của YOY

Ưu điểm :

Chỉ số Yoy khi so sánh sẽ bỏ qua yếu tố thời vụ, đây là yếu tố dễ gây nhầm lẫn trong phân tích. Vì thế YOY mang tính khách quan.

Việc tính toán dễ dàng và độ chính xác cao mà không cần dùng đến máy tính.

Nhược điểm:

Khi so sánh chỉ số YOY theo năm, nghĩa là những biến động trong năm đã được bỏ qua. Vậy khi nhìn vào sẽ không thấy được rủi ro phát sinh trong các tháng của năm này.

Việc tính toán YOY chỉ được áp dụng khi doanh nghiệp có tốc độ tăng trưởng dương, điều đó có nghĩa là nếu có một giai đoạn doanh nghiệp tăng trưởng âm thì chỉ số yoy không có ý nghĩa.

Bài viết trên đã đưa ra khái niệm, đặc trưng, cách tính toán, chức năng cũng như ưu nhược điểm của chỉ số YOY. Hy vọng với những thông tin được đề cập phía trên, bạn sẽ có câu trả lời YOY là gì và hữu ích cho bạn trong lĩnh vực này.

Tài Khoản Đối Ứng Là Gì? Và Những Điều Cần Biết

Nếu bạn đang học về kế toán hay là dân kế toán mới vào nghề, chắc hẳn bạn cũng đã nghe đến thuật ngữ tài khoản đối ứng, vậy bạn có thắc mắc tài khoản đối ứng là gì không? Đây là một trong số những kiến thức mà bạn giải đáp trong lĩnh vực này. Vậy hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây để biết thêm chi tiết nhé!

  1. Khái niệm

Tài khoản đối ứng, có tên tiếng Anh là contra account. Đây là thuật ngữ được dùng thường xuyên và phổ biến trong kế toán, được hiểu đơn giản là tài khoản ghi lại những khoản phát sinh giữa bên nợ và bên có, giữa tài khoản này ứng với tài khoản kia. Số dư trong tài khoản đối ứng sẽ ngược lại với số dư bên tài khoản liên kết. Nếu bên nợ ghi nhận số dư của tài khoản liên kết thì tài khoản đối ứng sẽ được ghi nhận vào bên có.

Đối ứng tài khoản là phương pháp giúp kế toán kiểm tra thông tin, sự vận động của tài sản, nguồn vốn trong mỗi nghiệp vụ phát sinh của các đối tượng trong những mối quan hệ liên quan nhau.

Ví dụ: Doanh nghiệp A dùng tiền mặt để mua nguyên vật liệu với giá là 5.000.000 đồng, đã thanh toán đủ cho người bán, khi đó nghiệp vụ trên sẽ được định khoản như sau:

Nợ TK 152:        5.000.000

Có TK 111:  5.000.000

Khi đó, ta nói tài khoản 152 đối ứng với tài khoản 111 và ngược lại.    

  • Các quan hệ đối ứng tài khoản cơ bản

Có 4 loại quan hệ đối ứng tài khoản bao gồm:

Quan hệ tài sản tăng – tài sản giảm: Khi tài sản này tăng thì tài sản khác sẽ giảm tương ứng một lượng như nhau. Những nghiệp vụ này thường làm thay đổi kết cấu tài sản nhưng không làm tổng tài sản thay đổi và nó xảy ra trong nội bộ của doanh nghiệp.

Ví dụ: Nộp tiền mặt vào ngân hàng, mua tài sản (hàng hóa, nguyên vật liệu, máy móc thiết bị…) bằng tiền (tiền mặt, tiền gửi ngân hàng…),…

Quan hệ nguồn vốn tăng – nguồn vốn giảm: Khi nguồn vốn này tăng thì nguồn vốn tương ứng khác sẽ giảm. Tương tự như quan hệ trên, những nghiệp vụ này thường làm thay đổi kết cấu nguồn vốn nhưng không làm tổng nguồn vốn thay đổi và nó xảy ra trong nội bộ của doanh nghiệp.

Ví dụ: Trích lợi nhuận để lập quỹ khen thưởng, bổ sung nguồn vốn kinh doanh từ vốn vay,…

Quan hệ tài sản tăng – nguồn vốn tăng: Nghiệp vụ này làm quy mô nguồn vốn, tài sản của doanh nghiệp thay đổi, cụ thể là tăng lên với một lượng như nhau, tuy nhiên sự cân bằng giữa tổng tài sản và tổng nguồn vốn không bị ảnh hưởng.

Ví dụ: Nhận tài sản từ các nhà đầu tư, mua nguyên vật liệu chưa trả tiền người bán,…

Quan hệ tài sản giảm – nguồn vốn giảm: Cũng như nghiệp vụ trên, quy mô tài sản và nguồn vốn giảm với cùng một lượng như nhau và tính cân bằng giữa tổng tài sản và tổng nguồn vốn của doanh nghiệp không đổi.

Ví dụ: Dùng tiền mặt (tiền gửi ngân hàng) trả nợ người bán, trả lương cho công nhân viên,…

  • Tác dụng của phương pháp đối ứng tài khoản

Phương pháp đối ứng tài khoản giúp kế toán cung cấp thông tin tổng hợp cho từng loại đối tượng kế toán trong mỗi nghiệp vụ phát sinh, đồng thời nó cũng phản ánh các mối liên hệ giữa các đối tượng này với tình hình hoạt động của doanh nghiệp trong giai đoạn này. Đây là cơ sở để hoàn thành bản báo cáo tài chính của doanh nghiệp chính xác và đầy đủ nhất.

Phương pháp đối ứng tài khoản trong kế toán có tác dụng rất quan trọng trong hoạt động quản lí từng đối tượng kế toán riêng biệt trong hệ thống tài khoản kế toán của công ty/ doanh nghiệp hiện nay. Đây được xem như bước nghiệp vụ đầu tiên không thể thiếu trước khi tiến hành lập báo cáo tài chính.

Trên đây là thông tin cơ bản giúp bạn nắm rõ kiến thức tài khoản đối ứng là gì cũng như những thông tin liên quan cần biết cho quá trình học tập và làm việc trong ngành kế toán. Hy vọng với những chia sẻ trên sẽ giúp cho các bạn hiểu rõ hơn về công việc kế toán.

Data Flow Diagram Là Gì? Mục Đích Và Quy Trình Thiết Kế Một DFD

Data Flow Diagram (sơ đồ luồng dữ liệu) là thuật ngữ phổ biến trong kỹ thuật phần mền, đây là công cụ mô tả quá trình xử lý dữ liệu. Và để hiểu rõ hơn, trong bài viết này, chúng tôi sẽ giới thiệu với bạn data flow diagram là gì và những vấn đề liên quan đến data flow diagram.

  1. Khái niệm

Sơ đồ luồng dữ liệu (data flow diagram) hay còn được viết tắt là DFD. Đây là mô hình về hệ thống được mô tả bằng các sơ đồ có logic và dễ hiểu. DFD chỉ ra dòng chảy của thông tin từ kênh này sang kênh khác trong một hệ thống hay một quá trình.

Điều đáng lưu ý ở mô hình này là nó không những chỉ ra cách mà thông tin vận chuyển từ chức năng này trong hệ thống sang một chức năng khác đồng thời nó cũng chỉ ra những thông tin nào cần phải có trước khi cho thực hiện một quá trình.

  • Mục đích của sơ đồ DFD

Mục đích của sơ đồ luồng dữ liệu là nó giúp cho các hoạt động chính của nhà phân tích thực hiện dễ dàng hơn, các hoạt động đó là:

Phân tích: giúp nhà phân tích xác định yêu cầu của người dùng;

Thiết kế: giúp lập kế hoạch, mô tả tổng quan các phương án cho nhà phân tích và người dùng xem xét khi thiết kế hệ thống mới bằng những hình vẽ kiểu sơ đồ;

Liên lạc: biểu diễn bằng sơ đồ một cách dễ hiểu, giúp kết nối người phân tích và người sử dụng;

Tài liệu: đơn giản hóa tài liệu, cung cấp cho người dùng cái nhìn tổng quát và dễ hiểu nhất về hệ thống và mối liên quan giữa các thông tin trong hệ thống đó.

  • Các phương pháp tạo ra sơ đồ dòng dữ liệu

Có nhiều phương pháp để tạo ra sơ đồ DFD như dùng sơ đồ chức năng nghiệp vụ,… nhưng phương pháp được sử dụng nhiều nhất vẫn là dùng sơ đồ ngữ cảnh để xây dựng một DFD. Sơ đồ ngữ cảnh thường được bố trí trên một trang bao gồm một vòng tròn các quá trình trung tâm (Biểu thị cho toàn bộ hệ thống đang nghiên cứu), được bao quanh bởi các tác nhân ngoài của hệ thống. Các liên kết chỉ ra cách thức thông tin được truyền vào và ra khỏi hệ thống. Sơ đồ ngữ cảnh thường được xây dựng ở giai đoạn đầu của quá trình phân tích giúp người phân tích xem xét các ràng buộc bên ngoài tác động đến hệ thống. Có thể dùng sơ đồ để tạo ra sơ đồ DFD bằng cách phân rã chức năng của quá trình trung tâm trong sơ đồ ngữ cảnh.

  • Quy trình thiết kế một DFD

Bước 1: Xác định đầu vào và đầu ra chính của hệ thống

Hầu hết mọi quá trình đều có nguồn dữ liệu đi vào hệ thống và kết thúc khi dữ liệu đi ra khỏi hệ thống. Sơ đồ DFD sẽ được xây dựng và phân tích dựa trên các yếu tố trong quá trình này.

Bước 2: Xây dựng sơ đồ ngữ cảnh

Sơ đồ ngữ cảnh thể hiện tổng quan các mối quan hệ giữa các dữ liệu của hệ thống và với các tác nhân bên ngoài. Khi bạn đã xác định được các đầu vào và đầu ra chính, việc xây dựng sơ đồ ngữ cảnh rất đơn giản.

Bước 3: Mở rộng sơ đồ thành DFD cấp 1

Sơ đồ ngữ cảnh được xem là DFD cấp 0, trong bước này ta cần chia nhỏ sơ đồ thành các quy trình con, thêm các luồng dữ liệu và kho dữ liệu để liên kết chúng với nhau. Tạo thành DFD cấp 1.

Bước 4: Tiếp tục nâng lên DFD cấp 2+

Tiếp tục chia nhỏ và phân tích cụ thể hơn quy trình của DFD cấp 1, bổ sung những chi tiết cần thiết để có một bản phân tích chi tiết về hệ thống của mình. Bạn có thể tiếp tục mở rộng tới các DFD cấp cao hơn khi cần thiết.

Bước 5: Kiểm tra và xác nhận độ chính xác của DFD

Khi đã hoàn thiện sơ đồ luồng dữ liệu, hãy kiểm tra kỹ lại từ đầu tới cuối. Tránh bỏ sót thành phần quan trọng gây khó hiểu cho người đọc.

Đây là bài viết data flow diagram là gì (sơ đồ luồng dữ liệu là gì). Hy vọng với những thông tin kiến thức mà chúng tôi đã chia sẻ trên đây sẽ hữu ích với bạn.