YOY Là Gì? Những Thông Tin Cần Biết

YOY Là Gì? Những Thông Tin Cần Biết

Bạn là người hay theo dõi tin tức tài chính, vậy bạn đã bắt gặp cụm từ YOY hay Year Over Year trong các bài viết nào đó trên internet hay trong các văn bản tài liệu nào đó về tài chính, kinh tế chưa? Chắc hẳn bạn cũng đang thắc mắc YOY là gì phải không nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết về YOY qua bài viết này nhé!

  1. Khái niệm

YOY là một từ viết tắt cho từ “Year Over Year” hay dịch ra tiếng Việt là năm này qua năm khác, đây là chỉ số được dùng rất phổ biến trong các lĩnh vực kinh tế tài chính, nó giúp so sánh kết quả tài chính trong cùng một khoảng thời gian, không phân biệt quy mô hay ngành nghề. Dựa vào chỉ số này, công ty, doanh nghiệp hay tổ chức có thể biết được tình hình tăng trưởng và phát triển về tài chính của mình trong giai đoạn nào đó.

Ví dụ: Một doanh nghiệp có báo cáo tài chính về tình hình hoạt động trong quý 4 năm 2020, trong báo cáo chỉ số YOY là 14,5% trong khi đó vào cùng kỳ năm 2019 chỉ số này là 10,7%. Chúng ta có thể kết luận ban đầu rằng doanh nghiệp đang có sự tăng trưởng.

  • Đặc trưng của chỉ số YOY

Bởi vì chỉ số YOY có chức năng so sánh tài chính nên nó được sử dụng rất phổ biến cho tất cả các doanh nghiệp đang hoạt động kinh doanh, cho mọi lĩnh vực và quy mô của doanh nghiệp.

Chỉ số YOY được tính toán đề giúp công ty hay doanh nghiệp đưa ra những kết luận tổng quát về năng suất, hiệu quả hoạt động của công ty/ doanh nghiệp đó có tốt hay không trong từng giai đoạn cụ thể.

  • Cách tính toán chỉ số YOY

Chỉ số YOY được tính toán khá đơn giản, chúng ta có thể tính theo các bước như sau:

Tính phần chênh lệch doanh thu giữa hai giai đoạn muốn so sánh bằng cách lấy doanh thu năm nay trừ đi doanh thu năm trước (có thể là tháng hoặc quý).

Lấy phần chênh lệch doanh thu đã tính ở bước trên chia cho doanh thu năm trước (hoặc tháng trước, quý trước…). Sau đó đưa kết quả tính về dạng %, ta có tốc độ tăng trưởng của năm nay. Đây cũng chính là chỉ số YOY.

Ví dụ: Vào quý 2 năm 2020, doanh nghiệp A có tổng doanh thu là 500 tỷ đồng. Cùng kỳ năm 2019 có tổng doanh thu là 420 tỷ. Vậy tốc độ tăng trưởng của doanh nghiệp sẽ được tính như sau: YOY = [(500 – 420) / 420] x 100% = 19,05%

  • Chức năng của YOY

Chỉ số YOY sẽ giúp công ty nắm rõ và xác định thực trạng hoạt động kinh doanh. Đây là căn cứ để công ty kịp thời điều chỉnh lại và đề ra những kế hoạch, chiến lược mới phù hợp hơn với tình hình hiện tại.

Chỉ số YOY không chỉ đưa ra cái nhìn về sự tăng trưởng hoặc trì trệ của doanh nghiệp mà nó còn cho biết vị trí của doanh nghiệp đang đứng ở đâu trên thị trường. Từ đó đưa ra thay đổi trong chiến lược để có sức cạnh tranh với các doanh nghiệp khác và mang lại tin tưởng cho khách hàng

Nhìn vào báo cáo tài chính của công ty, cụ thể là chỉ số YOY, các nhà đầu tư sẽ đưa ra những nhận định và dự báo sự phát triển của doanh nghiệp. Từ đó dễ dàng đưa ra quyết định đầu tư sáng suốt nhất, mang lại lợi ích cho cả hai bên.

  • Ưu điểm và nhược điểm của YOY

Ưu điểm :

Chỉ số Yoy khi so sánh sẽ bỏ qua yếu tố thời vụ, đây là yếu tố dễ gây nhầm lẫn trong phân tích. Vì thế YOY mang tính khách quan.

Việc tính toán dễ dàng và độ chính xác cao mà không cần dùng đến máy tính.

Nhược điểm:

Khi so sánh chỉ số YOY theo năm, nghĩa là những biến động trong năm đã được bỏ qua. Vậy khi nhìn vào sẽ không thấy được rủi ro phát sinh trong các tháng của năm này.

Việc tính toán YOY chỉ được áp dụng khi doanh nghiệp có tốc độ tăng trưởng dương, điều đó có nghĩa là nếu có một giai đoạn doanh nghiệp tăng trưởng âm thì chỉ số yoy không có ý nghĩa.

Bài viết trên đã đưa ra khái niệm, đặc trưng, cách tính toán, chức năng cũng như ưu nhược điểm của chỉ số YOY. Hy vọng với những thông tin được đề cập phía trên, bạn sẽ có câu trả lời YOY là gì và hữu ích cho bạn trong lĩnh vực này.