Data Flow Diagram Là Gì? Mục Đích Và Quy Trình Thiết Kế Một DFD

Data Flow Diagram Là Gì? Mục Đích Và Quy Trình Thiết Kế Một DFD

Data Flow Diagram (sơ đồ luồng dữ liệu) là thuật ngữ phổ biến trong kỹ thuật phần mền, đây là công cụ mô tả quá trình xử lý dữ liệu. Và để hiểu rõ hơn, trong bài viết này, chúng tôi sẽ giới thiệu với bạn data flow diagram là gì và những vấn đề liên quan đến data flow diagram.

  1. Khái niệm

Sơ đồ luồng dữ liệu (data flow diagram) hay còn được viết tắt là DFD. Đây là mô hình về hệ thống được mô tả bằng các sơ đồ có logic và dễ hiểu. DFD chỉ ra dòng chảy của thông tin từ kênh này sang kênh khác trong một hệ thống hay một quá trình.

Điều đáng lưu ý ở mô hình này là nó không những chỉ ra cách mà thông tin vận chuyển từ chức năng này trong hệ thống sang một chức năng khác đồng thời nó cũng chỉ ra những thông tin nào cần phải có trước khi cho thực hiện một quá trình.

  • Mục đích của sơ đồ DFD

Mục đích của sơ đồ luồng dữ liệu là nó giúp cho các hoạt động chính của nhà phân tích thực hiện dễ dàng hơn, các hoạt động đó là:

Phân tích: giúp nhà phân tích xác định yêu cầu của người dùng;

Thiết kế: giúp lập kế hoạch, mô tả tổng quan các phương án cho nhà phân tích và người dùng xem xét khi thiết kế hệ thống mới bằng những hình vẽ kiểu sơ đồ;

Liên lạc: biểu diễn bằng sơ đồ một cách dễ hiểu, giúp kết nối người phân tích và người sử dụng;

Tài liệu: đơn giản hóa tài liệu, cung cấp cho người dùng cái nhìn tổng quát và dễ hiểu nhất về hệ thống và mối liên quan giữa các thông tin trong hệ thống đó.

  • Các phương pháp tạo ra sơ đồ dòng dữ liệu

Có nhiều phương pháp để tạo ra sơ đồ DFD như dùng sơ đồ chức năng nghiệp vụ,… nhưng phương pháp được sử dụng nhiều nhất vẫn là dùng sơ đồ ngữ cảnh để xây dựng một DFD. Sơ đồ ngữ cảnh thường được bố trí trên một trang bao gồm một vòng tròn các quá trình trung tâm (Biểu thị cho toàn bộ hệ thống đang nghiên cứu), được bao quanh bởi các tác nhân ngoài của hệ thống. Các liên kết chỉ ra cách thức thông tin được truyền vào và ra khỏi hệ thống. Sơ đồ ngữ cảnh thường được xây dựng ở giai đoạn đầu của quá trình phân tích giúp người phân tích xem xét các ràng buộc bên ngoài tác động đến hệ thống. Có thể dùng sơ đồ để tạo ra sơ đồ DFD bằng cách phân rã chức năng của quá trình trung tâm trong sơ đồ ngữ cảnh.

  • Quy trình thiết kế một DFD

Bước 1: Xác định đầu vào và đầu ra chính của hệ thống

Hầu hết mọi quá trình đều có nguồn dữ liệu đi vào hệ thống và kết thúc khi dữ liệu đi ra khỏi hệ thống. Sơ đồ DFD sẽ được xây dựng và phân tích dựa trên các yếu tố trong quá trình này.

Bước 2: Xây dựng sơ đồ ngữ cảnh

Sơ đồ ngữ cảnh thể hiện tổng quan các mối quan hệ giữa các dữ liệu của hệ thống và với các tác nhân bên ngoài. Khi bạn đã xác định được các đầu vào và đầu ra chính, việc xây dựng sơ đồ ngữ cảnh rất đơn giản.

Bước 3: Mở rộng sơ đồ thành DFD cấp 1

Sơ đồ ngữ cảnh được xem là DFD cấp 0, trong bước này ta cần chia nhỏ sơ đồ thành các quy trình con, thêm các luồng dữ liệu và kho dữ liệu để liên kết chúng với nhau. Tạo thành DFD cấp 1.

Bước 4: Tiếp tục nâng lên DFD cấp 2+

Tiếp tục chia nhỏ và phân tích cụ thể hơn quy trình của DFD cấp 1, bổ sung những chi tiết cần thiết để có một bản phân tích chi tiết về hệ thống của mình. Bạn có thể tiếp tục mở rộng tới các DFD cấp cao hơn khi cần thiết.

Bước 5: Kiểm tra và xác nhận độ chính xác của DFD

Khi đã hoàn thiện sơ đồ luồng dữ liệu, hãy kiểm tra kỹ lại từ đầu tới cuối. Tránh bỏ sót thành phần quan trọng gây khó hiểu cho người đọc.

Đây là bài viết data flow diagram là gì (sơ đồ luồng dữ liệu là gì). Hy vọng với những thông tin kiến thức mà chúng tôi đã chia sẻ trên đây sẽ hữu ích với bạn.