Các Bước Quản Lý Thời Gian Hiệu Quả

Các Bước Quản Lý Thời Gian Hiệu Quả

Để công việc được tiến hành theo kế hoạch và hiệu quả nhất chúng ta cần phải biết cách quản lý thời gian cá nhân phù hợp. Nếu bạn đang cảm thấy mình quản lý thời gian chưa tốt, chưa hiệu quả. Vậy hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn các bước quản lý thời gian hiệu quả.

  1. Bước 1: Thiết lập mục tiêu

Bước đầu tiên trong quản lý thời gian là bước quan trọng bạn cần thiết lập mục tiêu phải đạt được trong tương lai với thời gian nhất định. Khi đã xác định mục tiêu rõ ràng, bạn sẽ cảm thấy mình cần làm mọi thứ ngay từ đầu để đạt mục tiêu đề ra. Bên cạnh đó động lực làm việc tăng lên giúp bạn đưa ra kế hoạch cụ thể và chủ động trong công việc hơn tận dụng thời gian không để trôi qua lãng phí.

  • Bước 2: Lập kế hoạch thực hiện công việc

Khi bạn hành động mà không có kế hoạch rõ ràng sẽ dễ dàng thất bại, nên bạn phải lập kế hoạch công việc ngay sau khi có được mục tiêu. Đây là một việc rất cần thiết của quản lý thời gian, giúp hoàn thành mục tiêu. Để tiến hành lập một kế hoạch hiệu quả cần liệt kê công việc phải hoàn thành, phân chia theo từng nhóm công việc lớn gồm các công việc nhỏ, tiếp theo sắp xếp thứ tự ưu tiên làm trước và theo khoảng thời gian cụ thể.

Nếu bạn đã lập kế hoạch công việc phải làm trong tháng, trong tuần, trong ngày thì bạn sẽ tận dụng tối đa thời gian để hoàn thành, luôn biết được cần làm gì vào lúc nào và không bị gián đoạn khi đang làm việc. Bên cạnh đó, kế hoạch thực hiện công việc còn giúp bạn kiểm soát mục tiêu đề ra đã đạt chưa và có những vấn đề ảnh hưởng gì cần tìm giải pháp điều chỉnh.

  • Bước 3: Sắp xếp các công việc cần làm theo thứ tự ưu tiên

Trong danh sách công việc hãy đánh dấu những công việc quan trọng cần ưu tiên thực hiện trước và được chia nhiều thời gian hơn. Bạn có thể xếp loại các nhiệm vụ chia thành 4 nhóm như sau. Nhóm 1 nhiệm vụ mang tính chất quan trọng, cấp bách phải ưu tiên thực hiện trước. Nhóm 2 nhiệm vụ có thể quan trọng nhưng không thực sự cấp bách. Nhóm 3 nhiệm vụ tuy cấp bách nhưng không quan trọng được xếp vào danh mục riêng. Nhóm 4 nhiệm vụ không quan trọng và không cấp bách đươc xếp thực hiện cuối cùng. Khi phân loại như trên khi thực hiện sẽ không bỏ sót công việc quan trọng và hoàn thành tốt những công việc cấp bách đúng hạn.

  • Bước 4: Thực hiện nghiêm túc theo kế hoạch

Sau khi đã sắp xếp công việc theo trình tự ưu tiên và bắt đầu thực hiện kế hoạch, trong suốt quá trình bạn cần nghiêm chỉnh thực hiện, tập trung cao độ theo kế hoạch. Không trì hoãn làm chậm thời gian hoàn thành công việc trước gây ảnh hưởng việc tiếp theo dẫn đến lệch hướng kế hoạch, chậm quá trình và mang tâm lý về sau. Khi tâm lý không ổn định có thể làm sai kế hoạch, tiếp tục chậm dẫn đến bỏ ngang, không muốn tiếp tục kế hoạch. Để thực hiện nghiêm túc kế hoạch đặt ra cần tập trung không lãng phí thời gian, kiểm soát tốt những yếu tố gây xao lãng, không ôm đồm quá nhiều việc hay làm nhiều việc cùng lúc quá khả năng, không đảm bảo chất lượng công việc.

  • Bước 5: Sắp xếp nơi làm việc khoa học nhất có thể

Chỗ làm việc nếu sắp xếp khoa học, gọn gàng, ngăn nắp giúp bạn trở nên chuẩn mực hơn, rút ngắn thời gian tìm hồ sơ, tài liệu lưu trữ cần dùng. Khi bạn dành thời gian để sắp xếp hồ sơ, dọn dẹp bàn làm việc sao cho thuận lợi làm việc giúp tập trung hơn, đầu óc thoải mái nghĩ ra nhiều ý tưởng hay. Ngược lại, với nơi làm việc lộn xộn bạn rất khó tập trung, mất nhiều thời gian cho việc tìm kiếm tài liệu.

Quản lý thời hiệu quả mang lại nhiều thuận lợi trong công việc, dễ dàng đạt mục tiêu, nhiệm vụ, rút ngắn thời gian làm việc. Trên đây là các bước quản lý thời gian hiệu quả mà bạn cần biết. Hy vọng qua bài viết trên bạn sẽ quản lý thời gian bản thân tốt hơn hoàn thành mục tiêu đặt ra.

Cách Rèn Luyện Trí Nhớ Cho Người Lớn

Từ 50 tuổi, hoạt động của não bộ sẽ giảm dần, làm tăng nguy cơ mất trí nhớ. Do đó để chống suy giảm trí nhớ, người cao tuổi nên thực hiện các bài tập rèn luyện trí nhớ nhằm giúp hai bán cầu não trở nên linh hoạt hơn, những thông tin trong ngày được ghi nhớ lâu hơn. Dưới đây là một số cách rèn luyện trí nhớ cho người lớn, hãy thử áp dụng và cảm nhận sự thay đổi trong trí nhớ của mình nhé!

  1. Cách nhận thức thị giác

Hình thức luyện trí nhớ này được đánh giá là khá đơn giản và có thể thực hiện hàng ngày. Nó có thể được áp dụng trong phòng tắm cũng như trong phòng ngủ, trong nhà bếp hoặc trong văn phòng. Cố gắng ghi nhớ 5 đối tượng với vị trí cụ thể của chúng, sau đó đi ra ngoài và ghi nhớ vị trí chính xác của 5 đối tượng này. Và hãy thử lại sau vài giờ nữa xem bạn có nhớ không.

Với kiểu rèn luyện trí nhớ này, bạn phải liên tục để thị giác của mình ghi nhớ những gì đang xuất hiện trong tầm nhìn. Điều này sẽ giúp não bộ của bạn luôn hoạt động.

  • Liên tưởng

Một thói quen của con người là dễ dàng ghi nhớ và hình dung những vấn đề đã biết rõ và gặp khó khăn với những điều chưa từng biết. Để ghi nhớ những điều mới lạ đó thì bạn nên chuyển biến chúng trở thành những vật dụng quen thuộc hàng ngày và gần gũi hơn. Ví dụ: Nếu bạn muốn ghi nhớ tên một người bạn mới quen, hãy thử kết hợp tên của họ với một người nổi tiếng hoặc nhân vật hoạt hình mà bạn thích.

Bằng cách sử dụng các phương pháp rèn luyện trí nhớ như vậy, bạn có thể tạo ra một kết nối vô hình giữa các tế bào thần kinh khác nhau trong não, từ đó cải thiện trí nhớ tốt hơn.

  • Lặp đi lặp lại

Bạn đã bao giờ ghi nhớ bảng cửu chương hoặc một bài thơ bằng cách đọc đi đọc lại nó chưa? Có một điều chắc chắn là chúng ta đã từng áp dụng phương pháp luyện trí nhớ này rồi đúng không? Đó cũng là một trong những cách tốt để ghi nhớ một chủ đề nào đó. Một hiện tượng, sự việc nếu được lặp đi lặp lại trong thời gian dài có thể giúp não bộ ghi nhớ chính xác hơn. Tuy nhiên chúng ta cần hiểu rõ bản chất của vấn đề nếu không sau một thời gian bạn sẽ quên.

  • Tập thể dục 

Tập thể dục giúp cung cấp máu lên não, sản sinh các tế bào thần kinh mới và tạo ra nhiều liên kết giữa các tế bào thần kinh. Đồng thời, tập thể dục còn giúp có một thể lực dẻo dai, tinh thần minh mẫn. Nhiều nghiên cứu đã cho thấy thể dục thể thao làm giảm nguy cơ một số bệnh lý về tim mạch như cao huyết áp, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não, bệnh khớp, loãng xương…

Tùy theo từng thể trạng mà người cao tuổi nên chọn hình thức tập luyện phù hợp như chạy bộ, bơi lội, các môn thể thao nhẹ, đi xe đạp, tập dưỡng sinh, yoga…

  • Lối sống lành mạnh

Sức khỏe cũng sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến trí nhớ của con người, nếu bạn có một sức khỏe tốt và một lối sống lành mạnh, cơ thể xanh tươi thì trí nhớ của bạn cũng sẽ tốt hơn rất nhiều so với người hay bệnh tật.

Hãy thường xuyên bổ sung cho cơ thể những chất cần thiết như: vitamin, protein, tinh bột hoặc ăn nhiều rau, hoa quả. Các loại vitamin C, E, B6, B12 và folate nếu được cung cấp hàng ngày sẽ giúp bảo vệ não bộ tốt hơn. 

  • Đọc sách mỗi ngày

Đọc một cuốn sách mỗi ngày không chỉ giúp bạn tăng thêm vốn hiểu biết, giảm căng thẳng, mệt mỏi mà còn là cách tăng cường trí nhớ rất tốt. Khi bạn đọc một cuốn sách, bạn phải nhớ từng nhân vật, tính cách,… cũng như các tình tiết, sự kiện trong mỗi câu chuyện. Bộ não của bạn sẽ liên tục làm việc với thông tin. Khả năng tiếp nhận thông tin và nhạy bén với nó cũng tăng lên. Từ đó, trí nhớ của bạn cũng được cải thiện tốt hơn.

Trên đây là một số cách rèn luyện trí nhớ cho người lớn nhằm cải thiện tình trạng suy giảm trí nhớ thường xảy ra ở người cao tuổi. Hãy dành thời gian để rèn luyện mỗi ngày, đừng để não bộ lười biếng nhé!

Nhân Viên Chăm Sóc Khách Hàng Là Gì? Các Công Việc Của Nhân Viên Chăm Sóc Khách Hàng

Khách hàng là nhân tố quan trọng và là mối quan tâm đặc biệt của mỗi công ty, vì vậy dịch vụ khách hàng được coi là nhiệm vụ không thể thiếu trong mỗi công ty, và nhân viên chăm sóc khách hàng là người trực tiếp thực hiện công việc này. Cùng chúng tôi tìm hiểu kỹ hơn về nhân viên chăm sóc khách hàng là gì trong bài viết dưới đây nhé!

  1. Chăm sóc khách hàng là gì?

Chăm sóc khách hàng là một nhiệm vụ đặc biệt sau khi bán hàng. Nó bao gồm các công việc như tiếp nhận và xử lý các vấn đề của khách hàng liên quan đến sản phẩm và dịch vụ. Đồng thời cũng quan tâm đến hoàn cảnh hiện tại của khách hàng, trong cuộc sống, trong việc sử dụng sản phẩm. Và cả những bình luận tiêu cực của khách hàng về sản phẩm và dịch vụ của công ty.

  • Nhân viên chăm sóc khách hàng là gì?

Những nhân viên làm việc trong bộ phận chăm sóc khách hàng gọi là nhân viên chăm sóc khách hàng. Nhiệm vụ của họ là tạo ra những khách hàng trung thành, giữ chân những khách hàng mới. Do đó, họ luôn được đào tạo thường xuyên và cập nhật những kiến ​​thức hấp dẫn để nâng cao nghiệp vụ. Đối với các công ty hoạt động chủ yếu về dịch vụ thì nhân viên chăm sóc khách hàng là yếu tố không thể thiếu. Bởi, đặc thù của ngành dịch vụ chính là lấy thái độ của nhân viên để đo lường mức độ hài lòng của khách hàng đối với công ty.

  • Công việc của nhân viên chăm sóc khách hàng
    • Tương tác với khách hàng

Bộ phận dịch vụ khách hàng cần đảm bảo rằng khách hàng dễ dàng tương tác với công ty, vì vậy nhân viên chăm sóc khách hàng phải giúp tạo ra các kênh thông tin để khách hàng có thể tiếp tục giao tiếp với công ty, đồng thời dễ dàng tiếp cận một cách chủ động hơn. Nhiều doanh nghiệp hiện nay đang sử dụng Facebook như một kênh để phục vụ khách hàng của mình. Họ tạo các trang Fanpage và thường xuyên cập nhật các thông tin về sản phẩm để khách hàng tìm hiểu và phản hồi ý kiến. Sau đó, các nhân viên trực page sẽ trả lời bất kỳ câu hỏi nào của khách hàng.

  • Quản lý thông tin khách hàng

Để thống kê xem công ty có bao nhiêu khách hàng, việc đăng kí tài khoản cho khách hàng sẽ giúp các công việc này dễ dàng hơn. Do đó, nhân viên chăm sóc khách hàng sẽ là người thu thập thông tin và mở tài khoản để cập nhật dữ liệu khách hàng. Bên cạnh đó, ghi chép lại hết các vấn đề của khách hàng, tổng hợp, gửi lên cấp trên để đề xuất hướng giải quyết chăm sóc khách hàng tốt hơn trong tương lai.

  • Tiếp nhận và xử lý các phản hồi

Nhân viên chăm sóc khách hàng là những người trực tiếp, đầu tiên tiếp nhận các nhận xét và phản hồi về sản phẩm, sau đó xử lý chúng theo cách phù hợp nhất. Thông tin phản hồi rất phong phú, có khen, có chê, góp ý, đánh giá,… Thái độ bình tĩnh cho phép người chăm sóc thân chủ xử lý  tình huống một cách bình tĩnh.

  • Phối hợp với các bộ phận khác để lê kế hoạch kinh doanh

Dựa trên các ý kiến ​​nhận được, nhân viên chăm sóc khách hàng phải phân loại, phân tích để đưa ra các giải pháp cải tiến sản phẩm, dịch vụ, đồng thời phối hợp với bộ phận marketing thực hiện các chương trình giảm giá, ưu đãi, khuyến mãi…

Lập kế hoạch phục vụ khách hàng là một quá trình và cần được thực hiện trong thời gian dài, không phải ngày một ngày hai là thấy được kết quả. Do đó, các nhân viên phải tự thực hiện lên lịch tương tác thường xuyên với khách hàng. Cần phải thường xuyên quan tâm đến khách hàng và theo đúng kế hoạch đã lập, đặc biệt vào những dịp lễ tết, sinh nhật thì càng phải quan tâm chăm sóc.

  • Báo cáo tình hình với cấp trên

Báo cáo với người quản lý hoặc trưởng phòng chăm sóc khách hàng về tình hình khảo sát khách hàng, mức độ hài lòng với sản phẩm / dịch vụ của công ty, ước tính ngân sách và đề xuất các chiến lược phù hợp cho dịch vụ khách hàng trong tương lai.

Mong rằng qua bài viết nhân viên chăm sóc khách hàng là gì trên đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về công việc của một nhân viên chăm sóc khách hàng. Qua đó bạn có thể đánh giá xem mình có phù hợp với công việc này hay không và định hướng cho tương lai sau này. Chúc bạn thành công!

Cách Nêu Ưu Nhược Điểm Của Bản Thân Khi Viết CV Xin Việc

Trong thời đại công nghệ phát triển như này nay, hầu hết các công ty đều tuyển dụng và nhận hồ sơ ứng viên trực tuyến, vì vậy CV là một hồ sơ rất cần thiết để giới thiệu bản thân với nhà tuyển dụng. Các nội dung trong CV như mục tiêu nghề nghiệp, kinh nghiệm làm việc và kỹ năng, ngoài ra ưu nhược điểm cũng là thông tin không thể thiếu. Vậy nêu ưu nhược điểm của bản thân như thế nào để thu hút nhà tuyển dụng? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau.

  1. Xác định ưu điểm và nhược điểm của bản thân
    1. Xác định ưu điểm

Ưu điểm là những điều nổi bật ở một người và họ tự tin trong lĩnh vực đó. Ai cũng có ưu điểm hay còn gọi là thế mạnh riêng.

Ưu điểm của ứng viên thường là kinh nghiệm, khả năng làm việc, tài năng, năng khiếu… Nhà tuyển dụng sẽ đánh giá ưu điểm của ứng viên qua cách ứng viên nêu kinh nghiệm làm việc trên CV và trong quá trình đăng tuyển và bằng sự linh hoạt của ứng viên trong việc giải quyết các tình huống. Bạn có thể tìm ra ưu điểm của mình dựa trên đặc điểm tính cách, kinh nghiệm sống, kinh nghiệm làm việc, năng khiếu,…

  1. Xác định nhược điểm

Nhược điểm là những mặt hạn chế mà bạn đang làm không tốt. Nếu bạn có nhược điểm về khả năng trang trí, thường thì mắt thẩm mỹ của bạn cũng ở mức trung bình. Nhược điểm cũng được thể hiện qua nhân cách con người. Nếu bạn là người khá điềm đạm, ít nói thì có lẽ điểm yếu của bạn nằm ở khả năng thể hiện bản thân, khả năng giao tiếp, khả năng thuyết trình.

  • Làm gì để phát huy ưu điểm và cải thiện nhược điểm của bản thân?

Một số ưu nhược điểm hình thành do tính cách của bản thân thường thì nó đã tồn tại ngay từ khi sinh ra. Tuy nhiên những ưu điểm và nhược điểm này cũng có thể được khuyến khích và cải thiện theo thời gian.

Nếu bạn có ưu điểm trong một lĩnh vực nào đó, bạn nên cố gắng đầu tư nhiều thời gian hơn, trau chuốt và luyện tập nhiều hơn để phát huy hết điểm mạnh đó. Những ưu điểm này sẽ giúp bạn ngày càng thành công hơn.

Ngược lại, nếu có nhược điểm trong một lĩnh vực nào đó, bạn cần cố gắng cải thiện nó bằng cách thực hiện nó thường xuyên. Bạn hãy thay đổi một vài thói quen, suy nghĩ tích cực hơn, mạnh dạn đối diện với điểm yếu đó để biến chúng thành những “đòn bẩy” để tạo động lực giúp bạn hoàn thiện bản thân.

Điều quan trọng là phải xác định được ưu điểm và nhược điểm. Trên thực tế, bạn chỉ có thể thành công trong bất kỳ lĩnh vực nào của cuộc sống nếu bạn biết mình giỏi điều gì để có thể tiếp tục thực hiện nó.

  • Cách nêu ưu nhược điểm trong CV xin việc

Trung thực: Điều quan trọng nhất khi nói đến ưu nhược điểm của chính mình trong một cuộc phỏng vấn là sự trung thực. Một câu trả lời trung thực sẽ tạo ấn tượng hơn là một câu trả lời chung chung. Một ứng viên mà không thể xác định được bản thân có ưu nhược điểm gì và những phẩm chất cần thiết nào cho công việc thì nhà tuyển dụng sẽ không muốn chọn.

Đưa ra ví dụ cụ thể: Luôn luôn là một ý hay khi đưa ra các ví dụ cụ thể trong một cuộc phỏng vấn khi đề cập đến điểm mạnh và điểm yếu của bạn. Câu trả lời sẽ cụ thể hơn khi ta liên hệ nó với một câu chuyện thực tế nào đó. Nhà tuyển dụng cũng thông qua đó mà hiểu hơn về bạn, đồng thời thể hiện bạn là người thành thật và biết cách giao tiếp.

Một câu trả lời trung thực với các ví dụ cụ thể là một khởi đầu tốt, nhưng việc liệt kê điểm mạnh và điểm yếu của bạn sẽ không hoàn chỉnh nếu không thêm bài học. Ví dụ, đối với ưu điểm, hãy liên hệ nó với vị trí công việc mà bạn đang ứng tuyển. Điều này sẽ làm cho nhà tuyển dụng cảm thấy hài lòng hơn. Ngược lại, với nhược điểm hãy đề xuất một số giải pháp mà bạn cần thực hiện để khắc phục chúng.

Đừng tự ti với những nhược điểm của bản thân mà hãy chứng minh rằng bạn quyết tâm, mạnh dạn đối mặt để cải thiện những nhược điểm của mình hàng ngày. Hy vọng khi đọc xong bài viết này, bạn sẽ biết được cách nêu ưu nhược điểm của bản thân sao cho nhà tuyển dụng cảm thấy ấn tượng nhất.

Cách Ghi Biên Bản Cuộc Họp Hiệu Quả

Trong thời gian làm việc tại công ty bạn thường được nghe nhắc đến biên bản cuộc họp và xem qua một vài lần. Nhưng có thể bạn chưa biết cách viết một biên bản cuộc họp chuẩn và chính xác như thế nào. Bài viết sau sẽ cung cấp cho bạn biết biên bản cuộc họp là gì, cách ghi biên bản cuộc họp hiệu quả.

  1. Khái niệm

Biên bản cuộc họp được gọi tắt “biên bản họp” là văn bản ghi chép, lưu lại những diễn biến trong cuộc họp như họp nội bộ công ty, họp giữa cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp. Văn bản ghi đầy đủ thông tin, ý kiến từ toàn bộ cá nhân tham gia phát biểu, khi buổi họp kết thúc văn bản được công khai cho tất cả người tham dự đọc qua, xác nhận độ chính xác sau đó ký và cam kết những điều trong văn bản là thống nhất trong buổi họp đó.

  • Vai trò của biên bản cuộc họp

Biên bản cuộc họp không có giá trị pháp lý chỉ được dùng để xác minh độ chân thực sự kiện diễn ra, hoặc để những người vắng mặt nắm được tình hình và kết quả thảo luận tại cuộc họp. Vì vậy, người chịu trách nhiệm ghi văn bản chú ý không được thêm thông tin gây sai lệch nội dung. Nhờ có biên bản cuộc họp được lưu lại nhân viên tham khảo nắm được kế hoạch của công ty tốt hơn, đẩy nhanh tiến độ làm việc, chiến thuật rõ ràng dễ dàng đạt mục tiêu. Bên cạnh đó, nếu biên bản cuộc họp được ghi chép tốt có vai trò đóng góp rất lớn cho quá trình sản xuất kinh doanh, phát triển công ty.

  • Cách ghi biên bản cuộc họp hiệu quả

Nghiên cứu trước về nội dung cuộc họp: Để đảm bảo ghi nhanh và chính xác những nội dung được nêu trong cuộc họp bạn phải nghiên cứu trước, có thể chuẩn bị sẵn mẫu biên bản, tìm hiểu một số thuật ngữ chuyên ngành liên quan đến lĩnh vực nội dung để tránh trường hợp bạn không hiểu, tốc độ ghi chép bị chậm, thiếu thông tin.

Nhớ tên những thành viên tham gia cuộc họp: Biên bản cuộc họp yêu cầu người chịu trách nhiệm ghi phải nêu rõ người phát biểu ý kiến hay ra quyết định. Vì vậy, để dễ dàng nhận diện chính xác người tham gia bạn nên tìm hiểu trước, tránh bị nhầm lẫn gây ảnh hưởng chất lượng ghi biên bản.

Ghi chép diễn biến độc lập, rõ ràng: Khi bạn ghi các hoạt động một cách độc lập, việc theo dõi của đồng nghiệp sẽ thuận tiện hơn. Ngoài ra, ghi rõ ràng ý kiến, quyết định của ai, trách nhiệm thuộc về cá nhân hay bộ phận nào, thời gian trong khoảng nào.

Ghi nội dung trọng tâm cuộc họp: Với những phát biểu dài dòng không vào nội dung bạn phải tóm lại trọng tâm và ghi ngắn gọn. Không trình bày lạc đề, tránh đưa vào những nội dung không cần thiết gây mất thời gian và có thể bỏ soát thông tin quan trọng.

Đảm bảo thông tin chính xác tuyệt đối: Đây là yếu tố quan trọng mà người ghi cuộc họp phải đặc biệt tuân thủ. Vì văn bản này là căn cứ để người lãnh đạo hay người có thẩm quyền tại công ty dựa vào mà điều hành giải quyết vấn đề sau đó, cần phải đảm bảo tuyệt đối chính xác. Ngoài ra, người ghi phải trung thực, không được thêm, bình luận sai sự thật các ý kiến thảo luận trong cuộc họp.

Đọc, kiểm tra biên bản đã ghi thật kỹ trước khi trình ký: Khi ghi chép quá nhanh dễ gặp trường hợp sai chính tả, trình bày thiếu logic. Vì vậy, trước khi trình ký hãy đọc, kiểm tra nội dung biên bản bởi biên bản thường được trình bày cho cấp trên hay khách hàng nên phải hết sức lưu ý.

Hoàn thiện biên bản sớm nhất có thể: Cố gắng hoàn thành trong thời gian ngắn nhất, nếu để lâu bạn có thể gặp vấn đề về thông tin và các thành viên khác không tham gia cuộc họp cũng nhận được thông tin sớm hơn để làm việc tốt hơn.

Như vậy để ghi chép cuộc họp hiệu quả bạn phải có sự chuẩn bị tìm hiểu trước, tốc độ ghi nhanh, thông tin chính xác,…Trên đây đã cung cấp cho bạn biên bản cuộc họp là gì, vai trò và cách ghi biên bản cuộc họp hiệu quả. Hy vọng bạn hoàn thành công việc ghi biên bản nhanh, chính xác, hiệu quả hơn.

Procedure là gì? Tại sao cần phải có Procedure

Chắc hẳn có nhiều bạn không biết Procedure là gì, đây là một thuật ngữ khá quen thuộc mà chúng ta vẫn hay dùng hàng ngày trong công việc. Hiểu được khái niệm này thì mới làm việc theo đúng trình tự. Vậy cùng theo dõi bài viết để tìm ra câu trả lời bạn nhé!

Procedure là gì? Có đặc điểm ra sao?

Procedure được hiểu là quy trình, cụ thể hơn thì đây là cách thức hoạt động của một quá trình. Trong đó, xác định đầu vào, đầu ra của toàn bộ quá trình và được biết cụ thể những nội dung như: Việc gì cần phải làm, ai làm, làm lúc nào và ở đâu, diễn biến. Quy trình là phương pháp được thiết lập để quản lý công việc thực hiện theo trình tự các bước giúp hoàn thành nhiệm vụ hiệu quả.

Procedure có thể được lập thành văn bản hoặc không nhằm thực hiện việc kiểm soát quá trình thực hiện công việc. Cụ thể một quy trình có thể kiểm soát được nhiều quá trình, ngược lại một quá trình có thể được kiểm soát bằng nhiều quy trình.

Như vậy, chúng ta thấy rằng, giữ quy trình và quá trình có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Nhưng đây lại là 2 khái niệm khác biệt mà có nhiều người hay nhầm lẫn. Cụ thể quy trình là công cụ dùng để quản lý, còn quá trình là đối tượng của quản lý.

Vậy dựa vào đâu phân biệt được Procedure? Câu trả lời là dựa vào các đặc điểm như sau:

– Quy trình được đặt ra thường không thay đổi và thường được nghiêm khắc thực hiện theo trình tự nhất định để đi đến kết quả cuối cùng.

– Là những hướng dẫn cụ thể, rõ ràng, ngắn gọn và mang tính chính xác để giúp mọi người thực hiện theo đúng trình tự.

Tầm quan trọng của quy trình trong việc quản lý

Bất kể lĩnh vực hoạt động nào cũng đều có Procedure thực hiện riêng để quản lý con người và công việc hiệu quả. Trong đó, mang lại lợi ích cho cả nhân viên và cấp quản lý. Cụ thể như sau:

– Đối với nhân viên: Quy trình được đề ra để mỗi nhân viên cần biết mình tiến hành công việc theo những bước nào, cách thực hiện và kết quả cần đạt được. Điều này giúp họ chủ động hơn với công việc mà không cần mơ hồ khi có nhiệm vụ được giao.

– Đối với cấp quản lý: Quy trình giúp quản lý nhân viên được đồng bộ và nhất quán hơn. Trong đó, các nhà quản lý dễ dàng chỉ thị nhân viên thực hiện công việc mà đỡ phải mất thời gian hướng dẫn chi tiết. Đồng thời thông qua đây còn giúp kiểm soát chất lượng và tiến độ công việc của mỗi cá nhân.

Ví dụ: Trong quy trình tuyển dụng nhân sự, một nhân viên HCNS phải biết các thủ tục tuyển dụng bao gồm danh sách ứng viên, trong đó cung cấp đầy đủ thông tin  và trình lên Trưởng phòng để họ xem xét và sàng lọc hồ sơ dễ dàng hơn theo đúng quy định.

Những mặt hạn chế của quy trình

Xây dựng Procedure chặt chẽ là việc làm cần thiết mà mỗi nhà quản lý nên tập trung. Tuy nhiên, dưới mắt nhìn của một số người thì việc thực hiện theo đúng trình tự hơi rườm rà và mất nhiều thời gian. Vì vậy, quá trình thực hiện thường bỏ qua các bước dẫn đến ngày càng mất kiểm soát và không đi vào nề nếp.

Thông thường để các cuộc trao đổi buôn bán diễn ra nhanh chóng thì nhiều người hay bỏ qua quy trình bằng văn bản. Việc này thường dẫn đến các cuộc tranh luận khi 2 bên nhầm lẫn vì chưa có sự thỏa thuận rõ ràng trong giấy tờ. Do vậy, việc thực hiện theo đúng quy trình còn là bằng chứng cam kết đạt đến sự thỏa thuận thống nhất trong kinh doanh.

Bên cạnh đó, một điểm yếu của việc thực hiện quy trình là hệ thống tài liệu quá sơ sài và nội dung không sát với tình hình thực tế. Không thường xuyên cập nhật lại sau một thời gian và quá ít biểu mẫu. Từ đó, việc thực hiện cũng trở nên lỏng lẻo và không áp dụng đúng theo như tài liệu quy định dẫn đến khó đo lường kết quả thực hiện cũng như khó giải quyết các tranh chấp phát sinh.

Mọi thắc mắc về câu hỏi Procedure là gì đã được giải đáp nhanh. Hy vọng các bạn có thể hiểu hơn về tính ảnh hưởng của quy trình trong việc quản lý. Để từ đó mỗi cá nhân nhận thấy cần phải thực hiện đúng những quy định đã đề ra.

Back Office Là Gì? Phân Biệt Back Office Và Front Office

Trong lĩnh vực kinh doanh nhà hàng khách sạn hay tài chính ngân hàng thì back office và front office là hai khái niệm mới. Nên không phải ai cũng hiểu rõ chính xác về khái niệm và vai trò của back office. Do đó bài viết hôm nay sẽ giúp bạn nắm được back office là gì cũng như biết cách phân biệt back office và front office.

  1. Khái niệm

Back office hay còn được gọi là “Hậu sảnh” được viết tắt là BO, đây là khái niệm chỉ chung một bộ phận của doanh nghiệp, nó bao gồm nhân viên trong bộ phận và các công việc liên quan trực tiếp đến các bộ phận trong doanh nghiệp, đây thường là các công việc nội bộ. Thông thường các bộ phận trong Back office chủ yếu làm việc với nội bộ công ty mà ít có sự liên hệ hay giao lưu làm việc với các khách hàng bên ngoài.

  • Khối bộ phận Back office

Bộ phận nhân sự: Đây là bộ phận thực hiện tất cả các công việc liên quan đến tổ chức cán bộ và nhân viên với các nhiệm vụ như: Lập các quy chế, quy tắc trong làm việc; quản lý nhân lực trong khách sạn; tuyển dụng, bổ sung lao động khi cần thiết; giải quyết các chế độ bảo hiểm cho nhân viên; tính lương, thưởng cho nhân viên…

Bộ phận kế toán: Đây là bộ phận liên quan trực tiếp đến vấn đề tài chính, nhiệm vụ của bộ phận Kế toán gồm có: lập các chứng từ để chứng minh tính hợp lý vốn kinh doanh; kê khai tất cả các loại chi phí đã phát sinh khi phục vụ kinh doanh; tính toán và xác định kết quả kinh doanh của từng bộ phận trong khách sạn; lập báo cáo tài chính; Phân tích sự biến động của tài sản trong từng giai đoạn để báo cáo lên cấp trên…

Bộ phận kĩ thuật: Bộ phận này liên quan trực tiếp đến vấn đề hoạt động của máy móc, trang thiết bị tại nhà hàng, khách sạn. Đảm bảo chúng luôn trong tình trạng ổn định, hoạt động bình thường nhằm giảm bớt thiệt hại khi có vấn đề, giúp đơn vị tiết kiệm chi phí hơn.

Những bộ phận này sẽ thực hiện các công việc nội bộ theo yêu cầu của cấp trên. Đây là những bộ phận không trực tiếp làm ra doanh số nhưng lại có sự quan trọng không nhỏ trong việc vận hành doanh nghiệp.

  • Phân biệt Back office và Front office

Dựa vào tính chất của công việc các đơn vị sẽ phân chia phòng ban làm hai loại vị trí Back office và Front office. Về cơ bản thì back office là bộ phận chỉ liên quan đến công việc nội bộ trong công ty còn front office là bộ phận có công việc cần tiếp xúc trực tiếp với khách hàng bên ngoài.

Chẳng hạn như bộ phận back office tại các doanh nghiệp hay công ty sẽ đảm nhiệm những công việc hỗ trợ việc vận hành doanh nghiệp như chuẩn bị trà, nước, phòng họp, đặt tour khi doanh nghiệp tổ chức dã  ngoại, đặt vé cho nhân viên đi công tác, tổ chức thăm hỏi khi có nhân viên ốm đau bệnh tật, tổ chức sinh nhật cho đồng nghiệp,…

Còn front office trong các doanh nghiệp hay công ty là bộ phận làm việc tiếp xúc trực tiếp với khách hàng và là bộ phận quan trọng trong quá trình phát triển của doanh nghiệp. Bộ phận này sẽ thực hiện các công việc như tư vấn và đưa ra hướng giải quyết khi khách hàng gặp khó khăn, thanh toán hóa đơn cho khách hàng, trực điện thoại và giải đáp thắc mắc khi khách gọi tới số điện thoại tổng của công ty,… Các công việc này mang tính tư vấn và hỗ trợ, phục vụ để đảm bảo quyền lợi cho khách hàng cũng như bên doanh nghiệp. Vì thế, nhân viên trong front office có sự yêu cầu cao về năng lực đặc biệt là kỹ năng.

Front office được back office hỗ trợ và giúp thực hiện những nhiệm vụ trực tiếp liên quan đến khách hàng, mặc dù back office không trực tiếp tiếp xúc tương tác với khách hàng thì họ vẫn tích cực giao tiếp với bộ phận front office. Do đó mà hai bộ phận này luôn luôn có sự tương tác lẫn nhau.

Hy vọng rằng những thông tin trên sẽ giúp bạn hiểu rõ về Back Office là gì. Nếu bạn đang có ý định làm việc trong lĩnh vực nhà hàng, khách sạn thì việc tìm hiểu Back office cũng như Front office là điều cần thiết để đưa ra lựa chọn phù hợp cho bản thân. Mong rằng bạn sẽ có được định hướng nghề nghiệp hợp lý.

Correlation Coefficient Là Gì? Vai Trò Và Ứng Dụng Của Hệ Số Tương Quan

Để thực hiện nghiên cứu khoa học về mối quan hệ của các nhân tố với nhau, chẳng hạn như tìm hiểu mối liên hệ giữa thu nhập và tiêu dùng có nghĩa là chúng ta muốn biết mối tương quan giữa hai biến này ra sao và có thể sử dụng tiêu dùng để ước lượng thu nhập cho một cá nhân hay không. Và để làm được nghiên cứu này, chúng ta cần phải ước tính hệ số tươngquan (coefficient of correlation). Bài viết này sẽ lần lược trả lời cho câu hỏi correlation coefficient là gì?

  1. Khái niệm

Correlation coefficient được dịch ra tiếng Việt là hệ số tương quan và được ký hiệu là r.

Hệ số tương quan là một đại lượng thống kê dùng để đo lường mức độ ảnh hưởng lẫn nhau hay mối liên quan giữa hai biến số.

Hệ số tương quan nhận giá trị từ -1 đến +1. Khi tính toán ra hệ số tương quan có giá trị bé hơn -1 hoặc lớn hơn 1 nghĩa là phép tính toán sai và cần thực hiện lại, khi r nhận giá trị bằng 0 hay xấp xỉ bằng 0 có nghĩa là hai biến số đang xét không có mối tương quan gì với nhau hay chúng độc lập với nhau, nếu r bằng -1 (hay 1) có nghĩa là hai biến có mối quan hệ nghịch chiều (thuận chiều) tuyệt đối, nếu hệ số tương quan nhận giá trị âm (-1<r <0) có nghĩa là hai biến có mối quan hệ nghịch biến hoặc tương quan âm (biến này tăng thì biến kia giảm và ngược lại), nếu giá trị hệ số tương quan là dương (1>r > 0) có nghĩa là hai biến mối quan hệ đồng biến hoặc tương quan dương (biến này tăng thì biến kia cũng tăng và ngược lại).

  • Vai trò của hệ số tương quan

Trong thống kê học, có nhiều loại hệ số tương quan, hệ số tương quan được sử dụng phổ biến nhất là hệ số tương quan Pearson r, hệ số này có vai trò đặc biệt quan trọng trong thống kê tính toán.

Vai trò của hệ số tương quan Pearson là nó giúp chúng ta thực hiện đơn giản hơn các thống kê như kiểm định mức ý nghĩa để xem xét độ phù hợp của mô hình, giải thích mối quan hệ  phụ thuộc lẫn nhau giữa biến độc lập và biến phụ thuộc, nó cũng giúp dự báo và ước lượng số liệu thông qua mô hình hồi quy tuyến tính. Mặc dù hệ số tương quan r có vai trò quan trọng trong lĩnh vực đo lường thống kê nhưng nó cũng không phải là hệ số duy nhất thực hiện được các vai trò trên mà một số hệ số khác cũng được sử dụng tùy thuộc vào biến đo lường.

  • Công thức tính hệ số tương quan

Với hai biến số x và y từ n mẫu quan sát, hệ số tương quan r sẽ được tính theo công thức sau đây:

Trong đó:  là hệ số tương quan Pearson; Cov(x, y) là hiệp phương sai của x và y; σx là độ lệch chuẩn của biến x; σy là độ lệch chuẩn của biến y.

Hoặc cũng có thể tính theo công thức sau:

  • Ứng dụng của hệ số tương quan trong tài chính

Như đã nói ở trên, hệ số tương quan có thể dự báo và ước lượng số liệu nên trong tài chính, nó có thể được sử dụng để dự đoán phần lợi nhuận thu được từ các cổ phiếu riêng biệt trên thị trường chứng khoán. Hệ số tương quan thể hiện mối quan hệ giữa hai cổ phiếu với nhau và mức độ mạnh yếu của mối quan hệ đó.

R bằng +1 cho biết mối tương quan hoàn hảo giữa hai cổ phiếu, nghĩa là các cổ phiếu tỷ lệ thuận với nhau, luôn đi cùng hướng và cùng lượng. R bằng -1 cho biết rằng hai cổ phiếu có mối tương quan tiêu cực hoàn hảo, nghĩa là các cổ phiếu luôn nghịch nhau về hướng di chuyển. Nếu r bằng 0, có nghĩa là không có mối tương quan nào, khi đó các cổ phiếu độc lập và không liên quan nhau. Các nhà đầu tư dựa vào hệ số tương quan để chọn những cổ phiếu có tương quan tiêu cực đưa vào danh mục đầu tư của họ, giảm thiểu các rủi ro mà cổ phiếu mang lại.

Mặc dù hệ số tương quan có nhiều ứng dụng trong tài chính, nó có thể dự đoán tương lai nhưng nếu có biến động đột ngột từ các nhân tố khác thì hệ số tương quan không đảm bảo được tính chính xác của nó, mang lại rủi ro cho nhà đầu tư. Đây là hạn chế của hệ số tương quan cũng như bất kỳ loại dự báo nào.

Bài viết trên đây đã cung cấp những thông tin thiết yếu cho câu hỏi correlation coefficient là gì cũng như vai trò, cách tính và ứng dụng của nó trong cuộc sống. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích cho bạn!

Lợi nhuận gộp là gì? Lợi ích của lợi nhuận gộp

Lợi nhuận gộp là một chỉ số quan trọng trong hoạt động kinh doanh để đánh giá hiệu quả. Nhưng vẫn có nhiều doanh nghiệp còn chưa thật sự quan tâm đến vấn đề này. Vậy lợi nhuận gộp là gì? Cùng tìm hiểu ngay sau đây để hiểu hơn về tính ảnh hưởng của lợi nhuận gộp.

Lợi nhuận gộp là gì? Công thức tính lợi nhuận gộp

Lợi nhuận gộp có tên tiếng Anh là Gross Profit, thường gọi là lãi gộp và được hiểu là phần chênh lệch số tiền mà doanh nghiệp thu về sau khi trừ các khoản chi phí bán hàng bao gồm: Chi phí tạo ra sản phẩm, chi phí phát sinh sản xuất.

Lợi nhuận gộp sẽ có công thức tính cụ thể để có thể kiểm soát được tỷ suất sinh lời là bao nhiêu, chi phí bỏ ra, doanh thu và lợi nhuận là bao nhiêu. Qua đây, các doanh nghiệp có thể kiểm soát được tình hình kinh doanh và định hướng phát triển sao cho hợp lý. Công thức tính lợi nhuận gộp như sau:

Lợi nhuận gộp = doanh thu thuần – giá vốn bán hàng

(Doanh thu thuần = Doanh thu – các khoản giảm trừ doanh thu)

Tỷ suất lợi nhuận gộp (%) = Lợi nhuận gộp / doanh thu 

Trong đó, các chỉ số được hiểu như sau:

– Giá vốn bán hàng: Là toàn bộ chi phí dùng để tạo ra sản phẩm, trong đó trừ đi các khoản mua nguyên vật liệu, chi phí kho hàng, chi phí quảng cáo, chi phí quản lý…

– Doanh thu thuần: Là tổng doanh thu mà doanh nghiệp thu về từ việc bán được hàng.

– Các khoản giảm trừ doanh thu: Bao gồm các khoản thuế như xuất khẩu, thuế GTGT, thuế tiêu thụ và các khoản khác như chiết khấu, giảm giá, hàng trả lại.

– Tỷ suất lợi nhuận gộp: Là đại diện cho lợi nhuận gộp, qua hệ số này doanh nghiệp có thể biết được doanh thu thu về được bao nhiêu thu nhập. Tỷ số này có ý nghĩa dùng để so sánh các doanh nghiệp cùng ngành và doanh nghiệp nào có tỷ suất lợi nhuận gộp cao hơn thì chứng tỏ doanh nghiệp đó có lãi hơn, đồng thời kiểm soát được hiệu quả kinh doanh chặt chẽ hơn.

Lưu ý: Lãi gộp có đơn vị tiền tệ là đồng, dollar. Còn tỷ suất lợi nhuận gộp có đơn vị là phần trăm. Đây là 2 khái niệm cần được phân biệt rõ ràng để đánh giá chính xác hơn giữa các doanh nghiệp với nhau.

Thông thường khi so sánh các công ty khác nhau, người ta thường quan tâm đến bên nào có lợi nhuận gộp cao hơn thì bên đó hoạt động kinh doanh thành công hơn. Tuy nhiên, sự so sánh này không mang tính đúng đắn bởi còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố ảnh hưởng khác như quy mô hoạt động, lĩnh vực kinh doanh.

Những lợi ích khi tính lợi nhuận gộp

Lợi nhuận gộp là một chỉ số quan trọng của mỗi doanh nghiệp kinh doanh, nhất là các doanh nghiệp tự kinh doanh, bán hàng. Bởi thông qua đây mới đánh giá được doanh nghiệp, cửa hàng hoạt động có hiệu quả hay không. Tuy nhiên, không phải nơi nào cũng chú trọng đến việc tính lợi nhuận gộp chính xác. Điều này gây nên những tổn thất mà chính những người kinh doanh không nhìn ra được dẫn đến lỗ nặng.

Việc tính toán lợi nhuận gộp xem xét chi phí biến đổi (chi phí dao động theo mức sản lượng), cụ thể như: Nguyên vật liệu, lao động trực tiếp, hoa hồng cho nhân viên, phí thẻ tín dụng của khách hàng, phí trang thiết bị, phí vận chuyển… Từ đây, các doanh nghiệp có thể tính toán được việc sử dụng lao động và việc sử dụng vật tư trong việc sản xuất.

Dựa trên các yếu tố trên thì các doanh nghiệp có thể kiểm tra được quy trình làm việc. Trong đó, kiểm soát được những chi phí bỏ ra là hợp lý, đâu là chi phí không cần thiết cần phải cắt bỏ. Việc này đặc biệt quan trọng đối với những cửa hàng, công ty mới hoạt động cần theo dõi sát sao để tránh chi phí phát sinh quá lớn.

Đặc biệt đây là chỉ số đầu tiên quan trọng mà các nhà đầu tư nhìn vào khi bạn muốn kêu gọi vốn. Bởi lợi nhuận gộp nói lên sự quản lý bán hàng có thật sự hiệu quả hay không. Khi tính toán chính xác và kiểm soát được con số này thì cơ hội nhận được sự đầu tư sẽ càng cao hơn.

Bài viết đã chỉ ra những điều cơ bản cần biết về khái niệm lợi nhuận gộp là gì. Hy vọng mọi người có thể hiểu được tầm quan trọng của việc tính lợi nhuận gộp. Từ đó, đưa ra các con số chính xác giúp hoạt động kinh doanh hiệu quả hơn.

YOY Là Gì? Những Thông Tin Cần Biết

Bạn là người hay theo dõi tin tức tài chính, vậy bạn đã bắt gặp cụm từ YOY hay Year Over Year trong các bài viết nào đó trên internet hay trong các văn bản tài liệu nào đó về tài chính, kinh tế chưa? Chắc hẳn bạn cũng đang thắc mắc YOY là gì phải không nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết về YOY qua bài viết này nhé!

  1. Khái niệm

YOY là một từ viết tắt cho từ “Year Over Year” hay dịch ra tiếng Việt là năm này qua năm khác, đây là chỉ số được dùng rất phổ biến trong các lĩnh vực kinh tế tài chính, nó giúp so sánh kết quả tài chính trong cùng một khoảng thời gian, không phân biệt quy mô hay ngành nghề. Dựa vào chỉ số này, công ty, doanh nghiệp hay tổ chức có thể biết được tình hình tăng trưởng và phát triển về tài chính của mình trong giai đoạn nào đó.

Ví dụ: Một doanh nghiệp có báo cáo tài chính về tình hình hoạt động trong quý 4 năm 2020, trong báo cáo chỉ số YOY là 14,5% trong khi đó vào cùng kỳ năm 2019 chỉ số này là 10,7%. Chúng ta có thể kết luận ban đầu rằng doanh nghiệp đang có sự tăng trưởng.

  • Đặc trưng của chỉ số YOY

Bởi vì chỉ số YOY có chức năng so sánh tài chính nên nó được sử dụng rất phổ biến cho tất cả các doanh nghiệp đang hoạt động kinh doanh, cho mọi lĩnh vực và quy mô của doanh nghiệp.

Chỉ số YOY được tính toán đề giúp công ty hay doanh nghiệp đưa ra những kết luận tổng quát về năng suất, hiệu quả hoạt động của công ty/ doanh nghiệp đó có tốt hay không trong từng giai đoạn cụ thể.

  • Cách tính toán chỉ số YOY

Chỉ số YOY được tính toán khá đơn giản, chúng ta có thể tính theo các bước như sau:

Tính phần chênh lệch doanh thu giữa hai giai đoạn muốn so sánh bằng cách lấy doanh thu năm nay trừ đi doanh thu năm trước (có thể là tháng hoặc quý).

Lấy phần chênh lệch doanh thu đã tính ở bước trên chia cho doanh thu năm trước (hoặc tháng trước, quý trước…). Sau đó đưa kết quả tính về dạng %, ta có tốc độ tăng trưởng của năm nay. Đây cũng chính là chỉ số YOY.

Ví dụ: Vào quý 2 năm 2020, doanh nghiệp A có tổng doanh thu là 500 tỷ đồng. Cùng kỳ năm 2019 có tổng doanh thu là 420 tỷ. Vậy tốc độ tăng trưởng của doanh nghiệp sẽ được tính như sau: YOY = [(500 – 420) / 420] x 100% = 19,05%

  • Chức năng của YOY

Chỉ số YOY sẽ giúp công ty nắm rõ và xác định thực trạng hoạt động kinh doanh. Đây là căn cứ để công ty kịp thời điều chỉnh lại và đề ra những kế hoạch, chiến lược mới phù hợp hơn với tình hình hiện tại.

Chỉ số YOY không chỉ đưa ra cái nhìn về sự tăng trưởng hoặc trì trệ của doanh nghiệp mà nó còn cho biết vị trí của doanh nghiệp đang đứng ở đâu trên thị trường. Từ đó đưa ra thay đổi trong chiến lược để có sức cạnh tranh với các doanh nghiệp khác và mang lại tin tưởng cho khách hàng

Nhìn vào báo cáo tài chính của công ty, cụ thể là chỉ số YOY, các nhà đầu tư sẽ đưa ra những nhận định và dự báo sự phát triển của doanh nghiệp. Từ đó dễ dàng đưa ra quyết định đầu tư sáng suốt nhất, mang lại lợi ích cho cả hai bên.

  • Ưu điểm và nhược điểm của YOY

Ưu điểm :

Chỉ số Yoy khi so sánh sẽ bỏ qua yếu tố thời vụ, đây là yếu tố dễ gây nhầm lẫn trong phân tích. Vì thế YOY mang tính khách quan.

Việc tính toán dễ dàng và độ chính xác cao mà không cần dùng đến máy tính.

Nhược điểm:

Khi so sánh chỉ số YOY theo năm, nghĩa là những biến động trong năm đã được bỏ qua. Vậy khi nhìn vào sẽ không thấy được rủi ro phát sinh trong các tháng của năm này.

Việc tính toán YOY chỉ được áp dụng khi doanh nghiệp có tốc độ tăng trưởng dương, điều đó có nghĩa là nếu có một giai đoạn doanh nghiệp tăng trưởng âm thì chỉ số yoy không có ý nghĩa.

Bài viết trên đã đưa ra khái niệm, đặc trưng, cách tính toán, chức năng cũng như ưu nhược điểm của chỉ số YOY. Hy vọng với những thông tin được đề cập phía trên, bạn sẽ có câu trả lời YOY là gì và hữu ích cho bạn trong lĩnh vực này.