Nếu bạn đang học về kế toán hay là dân kế toán mới vào nghề, chắc hẳn bạn cũng đã nghe đến thuật ngữ tài khoản đối ứng, vậy bạn có thắc mắc tài khoản đối ứng là gì không? Đây là một trong số những kiến thức mà bạn giải đáp trong lĩnh vực này. Vậy hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây để biết thêm chi tiết nhé!
Khái niệm
Tài khoản đối ứng, có tên tiếng Anh là contra account. Đây là thuật ngữ được dùng thường xuyên và phổ biến trong kế toán, được hiểu đơn giản là tài khoản ghi lại những khoản phát sinh giữa bên nợ và bên có, giữa tài khoản này ứng với tài khoản kia. Số dư trong tài khoản đối ứng sẽ ngược lại với số dư bên tài khoản liên kết. Nếu bên nợ ghi nhận số dư của tài khoản liên kết thì tài khoản đối ứng sẽ được ghi nhận vào bên có.
Đối ứng tài khoản là phương pháp giúp kế toán kiểm tra thông tin, sự vận động của tài sản, nguồn vốn trong mỗi nghiệp vụ phát sinh của các đối tượng trong những mối quan hệ liên quan nhau.
Ví dụ: Doanh nghiệp A dùng tiền mặt để mua nguyên vật liệu với giá là 5.000.000 đồng, đã thanh toán đủ cho người bán, khi đó nghiệp vụ trên sẽ được định khoản như sau:
Nợ TK 152: 5.000.000
Có TK 111: 5.000.000
Khi đó, ta nói tài khoản 152 đối ứng với tài khoản 111 và ngược lại.
Các quan hệ đối ứng tài khoản cơ bản
Có 4 loại quan hệ đối ứng tài khoản bao gồm:
Quan hệ tài sản tăng – tài sản giảm: Khi tài sản này tăng thì tài sản khác sẽ giảm tương ứng một lượng như nhau. Những nghiệp vụ này thường làm thay đổi kết cấu tài sản nhưng không làm tổng tài sản thay đổi và nó xảy ra trong nội bộ của doanh nghiệp.
Ví dụ: Nộp tiền mặt vào ngân hàng, mua tài sản (hàng hóa, nguyên vật liệu, máy móc thiết bị…) bằng tiền (tiền mặt, tiền gửi ngân hàng…),…
Quan hệ nguồn vốn tăng – nguồn vốn giảm: Khi nguồn vốn này tăng thì nguồn vốn tương ứng khác sẽ giảm. Tương tự như quan hệ trên, những nghiệp vụ này thường làm thay đổi kết cấu nguồn vốn nhưng không làm tổng nguồn vốn thay đổi và nó xảy ra trong nội bộ của doanh nghiệp.
Ví dụ: Trích lợi nhuận để lập quỹ khen thưởng, bổ sung nguồn vốn kinh doanh từ vốn vay,…
Quan hệ tài sản tăng – nguồn vốn tăng: Nghiệp vụ này làm quy mô nguồn vốn, tài sản của doanh nghiệp thay đổi, cụ thể là tăng lên với một lượng như nhau, tuy nhiên sự cân bằng giữa tổng tài sản và tổng nguồn vốn không bị ảnh hưởng.
Ví dụ: Nhận tài sản từ các nhà đầu tư, mua nguyên vật liệu chưa trả tiền người bán,…
Quan hệ tài sản giảm – nguồn vốn giảm: Cũng như nghiệp vụ trên, quy mô tài sản và nguồn vốn giảm với cùng một lượng như nhau và tính cân bằng giữa tổng tài sản và tổng nguồn vốn của doanh nghiệp không đổi.
Ví dụ: Dùng tiền mặt (tiền gửi ngân hàng) trả nợ người bán, trả lương cho công nhân viên,…
Tác dụng của phương pháp đối ứng tài khoản
Phương pháp đối ứng tài khoản giúp kế toán cung cấp thông tin tổng hợp cho từng loại đối tượng kế toán trong mỗi nghiệp vụ phát sinh, đồng thời nó cũng phản ánh các mối liên hệ giữa các đối tượng này với tình hình hoạt động của doanh nghiệp trong giai đoạn này. Đây là cơ sở để hoàn thành bản báo cáo tài chính của doanh nghiệp chính xác và đầy đủ nhất.
Phương pháp đối ứng tài khoản trong kế toán có tác dụng rất quan trọng trong hoạt động quản lí từng đối tượng kế toán riêng biệt trong hệ thống tài khoản kế toán của công ty/ doanh nghiệp hiện nay. Đây được xem như bước nghiệp vụ đầu tiên không thể thiếu trước khi tiến hành lập báo cáo tài chính.
Trên đây là thông tin cơ bản giúp bạn nắm rõ kiến thức tài khoản đối ứng là gì cũng như những thông tin liên quan cần biết cho quá trình học tập và làm việc trong ngành kế toán. Hy vọng với những chia sẻ trên sẽ giúp cho các bạn hiểu rõ hơn về công việc kế toán.
Data Flow Diagram (sơ đồ luồng dữ liệu) là thuật ngữ phổ biến trong kỹ thuật phần mền, đây là công cụ mô tả quá trình xử lý dữ liệu. Và để hiểu rõ hơn, trong bài viết này, chúng tôi sẽ giới thiệu với bạn data flow diagram là gì và những vấn đề liên quan đến data flow diagram.
Khái niệm
Sơ đồ luồng dữ liệu (data flow diagram) hay còn được viết tắt là DFD. Đây là mô hình về hệ thống được mô tả bằng các sơ đồ có logic và dễ hiểu. DFD chỉ ra dòng chảy của thông tin từ kênh này sang kênh khác trong một hệ thống hay một quá trình.
Điều đáng lưu ý ở mô hình này là nó không những chỉ ra cách mà thông tin vận chuyển từ chức năng này trong hệ thống sang một chức năng khác đồng thời nó cũng chỉ ra những thông tin nào cần phải có trước khi cho thực hiện một quá trình.
Mục đích của sơ đồ DFD
Mục đích của sơ đồ luồng dữ liệu là nó giúp cho các hoạt động chính của nhà phân tích thực hiện dễ dàng hơn, các hoạt động đó là:
Phân tích: giúp nhà phân tích xác định yêu cầu của người dùng;
Thiết kế: giúp lập kế hoạch, mô tả tổng quan các phương án cho nhà phân tích và người dùng xem xét khi thiết kế hệ thống mới bằng những hình vẽ kiểu sơ đồ;
Liên lạc: biểu diễn bằng sơ đồ một cách dễ hiểu, giúp kết nối người phân tích và người sử dụng;
Tài liệu: đơn giản hóa tài liệu, cung cấp cho người dùng cái nhìn tổng quát và dễ hiểu nhất về hệ thống và mối liên quan giữa các thông tin trong hệ thống đó.
Các phương pháp tạo ra sơ đồ dòng dữ liệu
Có nhiều phương pháp để tạo ra sơ đồ DFD như dùng sơ đồ chức năng nghiệp vụ,… nhưng phương pháp được sử dụng nhiều nhất vẫn là dùng sơ đồ ngữ cảnh để xây dựng một DFD. Sơ đồ ngữ cảnh thường được bố trí trên một trang bao gồm một vòng tròn các quá trình trung tâm (Biểu thị cho toàn bộ hệ thống đang nghiên cứu), được bao quanh bởi các tác nhân ngoài của hệ thống. Các liên kết chỉ ra cách thức thông tin được truyền vào và ra khỏi hệ thống. Sơ đồ ngữ cảnh thường được xây dựng ở giai đoạn đầu của quá trình phân tích giúp người phân tích xem xét các ràng buộc bên ngoài tác động đến hệ thống. Có thể dùng sơ đồ để tạo ra sơ đồ DFD bằng cách phân rã chức năng của quá trình trung tâm trong sơ đồ ngữ cảnh.
Quy trình thiết kế một DFD
Bước 1: Xác định đầu vào và đầu ra chính của hệ thống
Hầu hết mọi quá trình đều có nguồn dữ liệu đi vào hệ thống và kết thúc khi dữ liệu đi ra khỏi hệ thống. Sơ đồ DFD sẽ được xây dựng và phân tích dựa trên các yếu tố trong quá trình này.
Bước 2: Xây dựng sơ đồ ngữ cảnh
Sơ đồ ngữ cảnh thể hiện tổng quan các mối quan hệ giữa các dữ liệu của hệ thống và với các tác nhân bên ngoài. Khi bạn đã xác định được các đầu vào và đầu ra chính, việc xây dựng sơ đồ ngữ cảnh rất đơn giản.
Bước 3: Mở rộng sơ đồ thành DFD cấp 1
Sơ đồ ngữ cảnh được xem là DFD cấp 0, trong bước này ta cần chia nhỏ sơ đồ thành các quy trình con, thêm các luồng dữ liệu và kho dữ liệu để liên kết chúng với nhau. Tạo thành DFD cấp 1.
Bước 4: Tiếp tục nâng lên DFD cấp 2+
Tiếp tục chia nhỏ và phân tích cụ thể hơn quy trình của DFD cấp 1, bổ sung những chi tiết cần thiết để có một bản phân tích chi tiết về hệ thống của mình. Bạn có thể tiếp tục mở rộng tới các DFD cấp cao hơn khi cần thiết.
Bước 5: Kiểm tra và xác nhận độ chính xác của DFD
Khi đã hoàn thiện sơ đồ luồng dữ liệu, hãy kiểm tra kỹ lại từ đầu tới cuối. Tránh bỏ sót thành phần quan trọng gây khó hiểu cho người đọc.
Đây là bài viết data flow diagram là gì (sơ đồ luồng dữ liệu là gì). Hy vọng với những thông tin kiến thức mà chúng tôi đã chia sẻ trên đây sẽ hữu ích với bạn.
Với sự bùng nổ của công nghệ điện tử như hiện nay thì hẳn là ai cũng hiểu Ecommerce là gì. Nhưng nếu bạn chưa hiểu rõ tường tận về thuật ngữ này thì hãy tìm hiểu ngay để giúp định hướng được xu hướng trong việc kinh doanh. Tất cả sẽ được làm rõ trong phần trình bày sau.
Ecommerce là gì? Phân biệt với kinh doanh điện tử
Ecommerce (Electronic” và “Commerce) được hiểu là thương mại điện tử, dùng để chỉ các hoạt động kinh doanh, buôn bán diễn ra trên internet. Việc trao đổi này sẽ không giới hạn về phạm vi, thời gian hay địa điểm. Do vậy, hình thức kinh doanh này mang nhiều ưu điểm vượt trội hơn so với hình thức kinh doanh truyền thống.
Tất cả các hoạt động sản xuất, phân phối, tiếp thị và bán hàng hoặc phân phối hàng hóa, dịch vụ ngày nay đều diễn ra bằng phương tiện điện tử. Điều này cho thấy tầm quan trọng và không thể thiếu đối với bất cứ hoạt động kinh doanh nào. Vậy thương mại điện tử có phải là kinh doanh điện tử hay không?
Nhiều người thường nhầm lẫn giữa 2 khái niệm thương mại điện tử và kinh doanh điện tử. Nhưng thật chất giữa 2 khái niệm có sự khác biệt, cụ thể như sau:
– Thương mại điện tử: Chú trọng đến việc mua bán trực tuyến và tập trung vào quy trình hướng đến khách hàng, nhà cung cấp, đối tác bên ngoài thông qua các hoạt động bán hàng, quảng cáo, đặt hàng, giao hàng… Thương mại điện tử cho phép kết nối dữ liệu giúp việc hợp tác hiệu quả và linh hoạt hơn. Từ đó giúp thỏa mãn nhu cần mong đợi của khách hàng.
– Kinh doanh điện tử: Sử dụng internet và công nghệ trực tuyến để tạo ra hoạt động kinh doanh hiệu quả. Trong đó bao gồm các hoạt động như sản xuất, quản lý hàng hóa, quản lý nguồn lực, quản lý rủi ro, phát triển sản phẩm… Kinh doanh điện tử khá phức tạp hơn và tập trung vào việc quản lý nội bộ nhằm tiết kiệm nguồn lực, tăng năng suất và tăng lợi ích cho khách hàng.
Lợi ích vượt trội của Ecommerce
Khác với các phương thức kinh doanh truyền thống, Ecommerce không bắt buộc người kinh doanh phải có mặt bằng để mở cửa hàng. Theo đó, chúng ta chỉ cần xây dựng hệ thống website là có thể bắt đầu công việc kinh doanh. Việc xây dựng website giúp tiết kiệm chi phí hơn so với việc thuê mặt bằng và duy trì ổn định mặt bằng.
Với hình thức kinh doanh thương mại điện tử thì chủ cửa hàng có thể tiếp thị và buôn bán sản phẩm cho khách hàng ở khắp mọi nơi. Thậm chí việc trao đổi có thể diễn ra trên phạm vi toàn cầu mà không giới hạn về địa điểm và không gian.
Kinh doanh trên nền thương mại điện tử còn giúp tiết kiệm chi phí các khoản như: Thuê nhân sự, vận chuyển, thiết bị máy móc… Vì vậy về mặt giá cả có thể thu hút được nhiều đối tượng khách hàng giúp cạnh tranh hơn so với các doanh nghiệp khác.
Nhờ áp dụng công nghệ điện tử nên việc kiểm soát và thống kê hàng hóa trở nên dễ dàng hơn. Qua đó, chúng ta có thể nắm bắt mọi con số chính xác về số lượng hàng hóa nhập vào, bán ra và phân loại từng sản phẩm, số lượng hàng tồn đọng để điều chỉnh và đưa ra phương án kinh doanh hiệu quả hơn.
Các mô hình thương mại điện tử hiện nay
Hiện nay, có 4 mô hình thương mại điện tử được sử dụng phổ biến, cụ thể như:
– Business to Consumer (B2C) – doanh nghiệp cung cấp hàng hóa cho khách hàng.
– Business to Business (B2B) – doanh nghiệp cung cấp hàng hóa cho các doanh nghiệp khác.
– Consumer to Consumer (C2C) – khách hàng mua hoặc bán hàng hóa của người tiêu dùng khác.
– Consumer to Business (C2B) – người tiêu dùng cung cấp hàng hóa cho doanh nghiệp, tổ chức.
Trong đó, tại Việt Nam có hơn 94% các doanh nghiệp áp dụng mô hình Business to Consumer bao gồm:
– Website Ecommerce: Đây là trang thông tin điện tử được xây dựng để phục vụ việc trao đổi và buôn bán trực tuyến.
– Sàn giao dịch Ecommerce: Trang web được xây dựng để phục vụ các doanh nghiệp hoặc cá nhân có nhu cầu kinh doanh trực tuyến. Chẳng hạn như: Shopee, Lazada, Tiki… là những sàn giao dịch nổi tiếng hiện nay trên thị trường Ecommerce Việt Nam.
– Website của doanh nghiệp hoặc cá nhân: Đây là trang web của doanh nghiệp hoặc cá nhân dùng để phục vụ việc kinh doanh. Trong đó, diễn ra các hoạt động như khuyến mãi, các chương trình bán hàng nhằm thu hút khách hàng.
– Website đấu giá trực tuyến: Là trang web diễn ra các hoạt động đấu giá, bán sản phẩm của các doanh nghiệp, tổ chức hay cá nhân tham gia.
Bài viết đã cung cấp đầy những thông tin liên quan để giải đáp cho câu hỏi Ecommerce là gì. Đây là hình thức kinh doanh mà bất kỳ những ai đang hoạt động cũng đều phải hiểu rõ để giúp việc buôn bán diễn ra thuận lợi hơn. Qua đó, giúp tạo ra mạng lưới khách hàng rộng lớn thay cho phương pháp kinh doanh truyền thống.
Một con ốc thu mình thì không thể khám phá
đại dương. Một con người thu mình thì khó biết được thế giới bên ngoài thú vị
đến đâu.
Bạn không thể bắt chuyện người mình thầm mến,
không thể lặn sâu nơi đáy biển, không thể nếm thử hương vị mới lạ của một món
ăn, không thể nói tiếng anh trôi chảy… Bạn luôn nói rằng mình không thể nhưng
thực ra bạn có thể làm được tất cả những điều ấy. Bạn chỉ đang tự tạo ra ranh
giới an toàn cho bản thân vì ngại thử thách, sợ thất bại, sợ xấu hổ mà thôi.
Nỗi sợ hãi đã khiến bạn tự hạn chế bản thân và đưa mình vào vùng an toàn để “ẩn
náu”.
Vùng an toàn mang lại cho bạn cảm giác thoải
mái và thõa mãn, thế nhưng nó có thực sự tốt? Bạn cần làm gì nếu muốn bước ra
khỏi vùng an toàn của bản thân? Hãy đọc bài viết này để tự tìm ra câu trả lời
cho mình.
Vùng an toàn là gì?
“Comfort zone – Vùng an toàn” là cụm từ đã
khá quen thuộc với giới trẻ hiện nay. Hiểu một cách đơn giản thì vùng an toàn
chính là giới hạn mà chúng ta tự đặt ra để ngăn cách bản thân với thế giới xung
quanh. Sống trong vùng an toàn, bạn luôn cảm thấy thoải mái với những thứ quen
thuộc. Nơi đó không có sự gò bó, ép buộc, không có những thử thách và bạn luôn
có khả năng kiểm soát mọi vấn đề.
Vì sao bạn nên bước ra khỏi vùng an toàn của
mình?
Nhiều người luôn tự hỏi: “Tại sao phải bước
ra khỏi vùng an toàn khi tôi luôn cảm thấy thoải mái và hài lòng với cuộc
sống?” Nhưng bạn biết không, thế giới ngoài kia luôn ẩn chứa những điều thú vị,
mới mẻ cần chúng ta khám phá mỗi ngày. Nếu sống trong vùng an toàn quá lâu sẽ
khiến chúng ta đánh mất nhiều cơ hội khám phá khả năng của bản thân. Không có
sự trải nghiệm, bạn sẽ không biết được bản thân mình muốn gì và cũng không biết
đến cảm giác hạnh phúc khi bản thân chinh phục được thử thách là như thế nào.
Càng sống lâu trong vùng an toàn, bạn càng mất đi sự cố gắng, mất đi động lực
để biến những ước mơ, mục tiêu của cuộc đời mình thành hiện thực.
Làm sao bạn có thể thành công nếu không đối
mặt với những khó khăn, thử thách? Làm sao bạn chạm đến ước mơ của mình khi
không có sự cố gắng? Việc bước ra khỏi vùng an toàn sẽ khiến bạn không thoải
mái nhưng đó là điều cần thiết và nên làm để bạn phát triển bản thân.
Làm thế nào để bước ra khỏi vùng an toàn?
Nếu một ngày nào đó bạn cảm thấy cuộc sống
trong vùng an toàn quá chán nản và tẻ nhạt, muốn bước qua ranh giới để khám phá
bản thân thì hãy thử áp dụng những cách sau nhé!
Trước tiên, hãy thử thách bản thân bằng những
việc đơn giản
Những thử thách ban đầu nên là những thử
thách đơn giản, dễ thực hiện như đọc một cuốn sách mới, uống cà phê ở một quán
lạ, thử bắt chuyện với một người mà bạn đã ngưỡng mộ từ lâu… Sau khi đã thấy tự
tin hơn, bạn hãy tiếp tục bản thân với những thử thách mang tính chọn lựa hay
thành công-thất bại như đưa ra quyết định 1 cách nhanh chóng, bỏ tiền đầu tư
cho lĩnh vực mình yêu thích…
Đừng xấu hổ khi mình nói sai hay làm sai
Chúng ta thường chỉ tự tin trong những lĩnh
vực mà mình hiểu biết. Chính những nỗi sợ hãi, xấu hổ khi nói sai, làm sai đã
khiến chúng ta tự tạo ra rào cản làm bản thân khó phát triển.
Ví dụ khi học tiếng anh, bạn phát âm sai hay
ngữ điệu không hay khiến bạn cảm thấy xấu hổ, không muốn tiếp tục. Đừng để sự
tự ti ấy làm ảnh hưởng đến bạn, bởi vì không ai không mắc lỗi sai khi học ngôn
ngữ, cũng không ai học vài ngày là có thể nói tiếng Anh trôi chảy.
Thất bạn là mẹ thành công, có thể lần đầu
tiên bạn thử thách bản thân và kết quả không như mong muốn nhưng điều đó không
có nghĩa là bạn mãi mãi thất bại. Một việc nếu bạn làm đi làm lại thì chắc chắn
kết quả sẽ ngày càng tốt hơn.
Suy nghĩ tích cực và tự tin vào bản thân
Những suy nghĩ tích cực như “ Tôi có thể làm
được!” “ Tôi sẽ làm được!” sẽ mang đến cho bạn sự lạc quan và nguồn năng lượng
tràn đầy để bạn đối mặt với những thử thách, biến thử thách thành cơ hội để bản
thân phát triển hơn.
Nói đồng ý kể cả khi bạn chưa sẵn sàng
Sếp muốn bạn đảm nhiệm một công việc với
nhiều khó khăn nhưng lại có khả năng thăng tiến cao, bạn đang chần chừ không
quyết định vì chưa sẵn sàng. Sự chần chừ của bạn sẽ là cơ hội cho những người
khác. Vì thế, hãy nói đồng ý kể cả khi bạn chưa sẵn sàng bởi đó là một cơ hội
tốt để bạn thử thách bản thân và vượt qua ranh giới của sự an toàn.
Kết luận
Vùng an toàn quả thực mang đến cho con người
nhiều sự thoải mái và yên ổn. Thế nhưng bạn sẽ mãi mãi không biết sự thành công
đáng giá bao nhiêu nếu không bước ra khỏi vùng an toàn của mình. Hãy dũng cảm thay đổi bản thân, bước qua ranh giới
của sự an toàn, bạn sẽ nhận ra nhiều giá trị tốt đẹp của sự thành công.
Trong quá trình phỏng vấn xin việc, phần tự giới thiệu về bản thân luôn là điểm nhấn mở đầu giúp ứng viên tạo ấn tượng tốt với các nhà tuyển dụng. Vậy theo bạn nghĩ cách tự giới thiệu bản thân khi phỏng vấn tại Đà Nẵng có khác với khi phỏng vấn ở các thành phố lớn như Hồ Chí Minh hay Hà Nội hay không?
Xét về cơ bản thì cách tự giới thiệu bản thân khi phỏng vấn
tại Đà Nẵng không có nhiều điểm khác biệt so với cách phỏng vấn tại TP Hồ Chí
Minh hay Hà Nội. Nhìn chung, tất cả những nhà tuyển dụng đều có cách đánh giá ứng
viên dựa vào những tiêu chí chung theo yêu cầu công việc. Do đó, bạn không cần
phải lo lắng quá nhiều về sự khác biệt giữa cách phỏng vấn của các công ty các
khu vực khác nhau, thay vào đó bạn hãy tập trung chuẩn bị cho phần trình bày của
mình thật tốt để ghi điểm với nhà tuyển dụng vào những câu trả lời đầu tiên.
Phần mở đầu, các buổi phỏng vấn luôn đóng một vai trò vô
cùng quan trọng đối với các ứng viên. Đối với những bạn sinh viên mới ra trường
chưa có nhiều kinh nghiệm thực tế, đều cảm thấy khá bối rối khi được nhà tuyển
dụng yêu cầu trình bày về bản thân mình. Thấu hiểu được những lo lắng của phần
lớn các bạn, trong bài viết này chúng tôi xin chia sẻ một số vấn đề liên quan đến
việc tự giới thiệu bản thân khi phỏng vấn tại Đà Nẵng hay bất kỳ thành phố nào
một cách đầy đủ nhất, giúp bạn ghi điểm tuyệt đối với nhà tuyển dụng.
1. Giới thiệu về thông tin cá nhân
Khi được nhà tuyển dụng yêu cầu giới thiệu về thông tin cá
nhân, chắc chắn bạn sẽ thấy ít hồi hộp so với những câu hỏi khác, vì những gì
thuộc về bản thân bạn tức là những thông tin mà bạn biết rõ nhất. Tuy nhiên, bạn
nên nghĩ rằng trong một buổi phỏng vấn, dù bất kỳ câu hỏi nào được nhà tuyển dụng
đưa ra đều là một cách đánh giá sự thông minh và khả năng ứng biến của ứng
viên. Chính vì vậy, kể cả những câu hỏi liên quan đến thông tin cá nhân bạn
cũng phải lựa chọn những câu trả lời thể hiện được suy nghĩ tinh tế của bản
thân với nhà tuyển dụng.
Vậy phải trả lời câu hỏi giới thiệu về thông tin cá nhân như
thế nào là hợp lý? Dưới đây là những nội dung mẫu mà bạn có thể tham khảo để có
được phần trả lời đầy đủ và súc tích nhất nhưng cũng lấy được thiện cảm nhà tuyển
dụng:
– Dành lời cảm ơn chân
thành gửi đến nhà tuyển dụng đã đặt câu hỏi này cho bạn: Đây được xem là một
trong những phép lịch sự tối thiểu mà bất kỳ ứng viên nào cũng phải biết khi trả
lời phỏng vấn. Lời cảm ơn sẽ giúp nhà tuyển dụng đánh giá cao sự tinh tế và
thái độ lịch thiệp của bạn trước khi trả lời câu hỏi mà họ đặt ra. Dù là một
hành động nhỏ nhưng biết đâu nó lại khiến bạn được đánh giá cao hơn các ứng
viên còn lại.
– Giới thiệu họ và tên
một cách đầy đủ: Mặc dù có thể nhà tuyển dụng đã có trong tay bộ hồ sơ xin
việc của bạn thế nhưng theo phép lịch sự bạn nên giới thiệu tên gọi đầy đủ của
mình cho nhà tuyển dụng, để họ nắm rõ đang trong quá trình phỏng vấn ứng viên
nào. Đây cũng là cơ hội tốt, để bạn lặp lại tên của mình cho nhà tuyển dụng nhớ
rõ hơn bạn là ai. Vì vậy, đừng bỏ qua phần quan trọng này bạn nhé!
–Tiếp theo bạn nên giới
thiệu tuổi tác để tiện xưng hô, sau đó là
quê quán, nơi ở hiện tại của bạn ở khu vực nào: Thông thường, nhà tuyển dụng
sẽ xem xét các tiêu chí phụ kèm theo kinh nghiệm hay năng lực làm việc là khu vực
mà ứng viên sinh sống có thuận lợi cho công việc mà bạn đang ứng tuyển hay
không? Ví dụ, công ty bạn có văn phòng làm việc tại quận 1, nhưng khu vực bạn
sinh sống lại cách quận 1 rất xa điều đó khiến nhà tuyển dụng cân nhắc hơn khi
chọn bạn. Vì vậy, nếu bạn đang có dự định xin vào làm việc tại một công ty nào
đó, bạn nên có sự chuẩn bị về nơi ở trước sẽ thuận tiện hơn cho công việc.
– Giới thiệu về trình
độ học vấn: Bao gồm các chuyên ngành
bạn đã tốt nghiệp và trường mà bạn đã theo học kèm theo những chứng chỉ có liên
quan đến ngành nghề mà bạn đã ứng tuyển. Điều này, sẽ giúp nhà tuyển dụng nắm
rõ năng lực cũng như trình độ học vấn của bạn có đáp ứng nhu cầu công việc hay
không.
– Giới thiệu về kinh
nghiệmlàm việc: Đó có thể là những
kinh nghiệm mà bạn đã có được trong quá trình học tập hay làm việc với những
công ty khác. Đối với những bạn sinh viên mới ra trường chưa có nhiều kinh nghiệm
làm việc thực tế bạn nên trình bày những kinh nghiệm mà mình đã có được khi
tham gia các hoạt động tập thể, chương trình xã hội tại môi trường đoàn – hội…Lưu
ý, bạn nên chọn lọc những kinh nghiệm có liên quan đến công việc mà bạn đang ứng
tuyển.
Bạn không nên nói quá nhiều kinh nghiệm khác nhau sẽ tạo cảm
giác lan man, nhà tuyển dụng sẽ không nhìn thấy được điểm nhấn của bạn có, điều
đó sẽ rất lãng phí. Lời khuyên cho bạn là nên dành thời gian để chuẩn bị sẵn những
câu trả lời liên quan đến kinh nghiệm để đảm bảo được nội dung quan trọng và thời
gian trả lời ngắn gọn tránh mất thời gian nhà tuyển dụng.
– Trình bày mong muốn
của bản thân trong 3 đến 5tới:
Đây là điều giúp nhà tuyển dụng thấy được định hướng của bạn có phù hợp với mục
tiêu phát triển lâu dài của công ty hay không. Một trong những điều quan trọng
mà bạn không bỏ qua đó chính là nói về mục tiêu nghề nghiệp trước mắt của bạn
khi được làm việc với công ty để nhà tuyển dụng xác định bạn có phải là ứng cử
viên tiềm năng mà họ đang tìm kiếm hay không.
– Cuối cùng là điểm mạnh
và điểm yếu của bản thân: Đây là phần mà nhà tuyển dụng sẽ hỏi bạn trong buổi
phỏng vấn hay bạn cũng có thể trả lời trong phần tự giới thiệu về bản thân. Tuy
nhiên, để nói về điểm mạnh và điểm yếu của bản thân khi phỏng vấn không phải là
một điều dễ dàng, vì câu trả lời về vấn đề này là một trong những tiêu chí quan
trọng để đánh giá ứng viên. Vậy làm thế nào để trình bày điểm mạnh và điểm yếu bản
thân tốt nhất, cùng tìm hiểu phần tiếp theo nhé!
2. Cách
tìm công ty để xin việc tại Đà Nẵng
Đà Nẵng hiện nay đang có tốc độ phát triển nhanh, là một thị
trường tiềm năng để những công ty trong vào ngoài nước đầu tư các dự án lớn.
Chính vì thế, đây là một cơ hội thuận lợi để người lao động có thể tìm kiếm được
công việc lý tưởng tại “thành phố đáng sống” này. Tuy nhiên, để tìm kiếm được
những công ty uy tín và có môi trường làm việc chuyên nghiệp là một điều không
hề dễ dàng với đa số người lao động có trình độ cao hiện nay. Vì thế, chúng tôi
sẽ giới thiệu đến bạn một số cách tìm kiếm công ty xin việc tại Đà Nẵng chất lượng
nhất thông qua:
– Tìm kiếm trên Website tuyển dụng: Cách tìm kiếm việc làm trên các Website tuyển dụng là một cách làm tiện lợi hơn rất nhiều so với cách tìm việc trên mạng xã hội. Vì các website tuyển dụng có nhiều thông tin tuyển dụng hơn hẳn, mặc khác website tuyển dụng còn cho phép ứng viên và người lao động nhìn thấy những thông tin của nhau một cách dễ dàng. Từ đó hai bên có thể tìm hiểu những thông tin cụ thể về nhau trước khi quyết định nộp đơn ứng tuyển hay gọi điện thoại mời ứng viên phỏng vấn cụ thể. Một số trang Web tuyển dụng uy tín mà bạn có thể tham khảo qua như trang việc làm Đà NẵngCareerlink.vn, Vieclam43.net…
– Tìm kiếm trên Mạng xã hội Facebook: Hiện tại trên Facebook có rất nhiều trang tuyển dụng, group cộng đồng có lượt tương tác cao và được cộng đồng đánh giá cao như Cộng đồng Đà Nẵng . Do đó, bạn có thể đăng tải hoặc theo dõi những bản tin tuyển dụng được đăng tải trên các fanpage hay các group để tìm kiếm việc làm phù hợp.
3. Điểm mạnh và điểm yếu của bản thân
– Về điểm mạnh: Đó là những điểm mạnh khiến bạn tự tin nhất
và quan trọng hơn là nó phải giúp ích cho công việc mà bạn đang ứng tuyển. Điểm
mạnh đó có thể là sự tự tin, chăm chỉ, khả năng giao tiếp tốt, hay làm việc
nhóm… Tùy vào tính chất công việc mà bạn nên lựa chọn ra những điểm mạnh của bản
thân có liên quan để nhà tuyển dụng đánh giá bạn là người có khả năng phù hợp với
vị trí mà họ đang tìm kiếm. Bạn nên nhớ dù kỹ năng và trình độ cao bao nhiêu
nhưng không có những điểm mạnh cần thiết giúp ích công việc thì khả năng bạn nhận
được công việc này sẽ không cao.
– Về điểm yếu: Nhà tuyển dụng thường đánh giá cao những ứng viên có những phần trả lời thuyết phục với những câu hỏi khó, và câu hỏi về điểm yếu
luôn là một câu hỏi không dễ dàng gì có câu trả lời thuyết phục được nhà tuyển
dụng. Thay vì nói về những điểm yếu giống như những hạn chế mà bạn không thể khắc
phục được, thì câu trả lời thông minh về vấn đề này dành cho bạn đó chính là biến
điểm yếu thành điểm mạnh phục vụ cho công việc.
Ví dụ: điểm
yếu của bạn là suy nghĩ nhiều, nhưng nếu bạn ứng tuyển ở vị trí là một nhân
viên phát triển ý tưởng chắc chắn việc suy nghĩ nhiều sẽ phát huy công dụng
giúp bạn có những suy nghĩ cẩn thận, những ý tưởng hoàn chỉnh nhất không mắc
nhiều lỗi sai nào.
4. Một số lời khuyên dành cho bạn khi phỏng vấn
– Để hạn chế sự lo lắng trước buổi phỏng vấn bạn nên gọi điện
thoại cho người thân để động viên tinh thần hoặc tham khảo một số bài tập tâm
lý giúp bạn tự tin hơn.
– Hãy xem nhà tuyển dụng là những người bạn khó tính, hãy
dùng thái độ chuyên nghiệp nhất thuyết phục họ.
– Hãy mỉm cười và nói rằng “Tôi sẽ lưu ý lại vấn đề này để cải thiện vào những lần phỏng vấn tiếp
theo”. Mọi vấn đề khó khăn và thất bại luôn là một bài học tuyệt vời để bạn
phấn đấu nhiều hơn.
Mong rằng, với những gì chúng tôi chia sẻ trong bài viết này
đã giúp bạn có câu trả lời thuyết phục nhất về vấn đề “Tự giới thiệu bản thân khi phỏng vấn tại Đà Nẵng như thế nào?” Qua
đó, trang bị thêm cho mình những kiến thức hữu ích ứng dụng vào buổi phỏng vấn
sắp tới. Chúc bạn thành công!
Bạn mới
nhảy việc và đang loay hoay tìm cho mình một môi trường làm việc lý tưởng? Bạn
đang làm việc cho một công ty nước ngoài với mức lương “khủng” nhưng vẫn luôn
cảm thấy mệt mỏi vì môi trường làm việc quá khắt khe. Bạn đang làm việc ở một
công ty nhỏ không danh tiếng nhưng luôn cảm thấy đó là một môi trường làm việc
lý tưởng và không có ý định thay đổi.
Vậy đâu
mới là một môi trường làm việc lý tưởng đúng nghĩa? Làm việc trong môi trường
ấy bạn sẽ được những gì. Hãy cùng đọc bài viết sau đây để biết câu trả lời nhé.
Thế nào là môi trường làm việc lý tưởng?
Mỗi
người có một tiêu chuẩn và nhận định khác nhau nên sẽ thật khó để định nghĩa
chính xác như thế nào là môi trường làm việc lý tưởng. Với nhiều người, môi
trường làm việc lý tưởng chính là “việc nhẹ, lương cao”, nhưng một số khác lại
chỉ cần sự thoải mái, không deadline, không thời gian gò bó… Tóm lại, môi
trường làm việc lý tưởng là nơi bạn có thể làm việc với sự hài lòng và thoải
mái nhất, có thể giúp bạn phát triển cũng như phát huy khả năng bản thân một
cách tốt nhất.
Những tiêu chí đánh giá một môi trường làm việc
lý tưởng
Mức lương phù hợp với năng lực
Nhiều
người làm việc vì đam mê nhưng không thể phủ nhận rằng phần lớn chúng ta đi làm
là vì tiền lương. Đánh giá một môi trường làm việc lý tưởng trước tiên phải
đánh giá mức lương công ty đó trả cho bạn. Một công ty trả mức lương cao hơn so
với mặt bằng chung đương nhiên sẽ là môi trường làm việc lý tưởng mà mọi người
đều mong muốn. Hoặc mức lương có thể không quá cao nhưng phải xứng đáng với năng
lực, với công sức và tính chất công việc của bạn. Nếu công ty không đánh giá
đúng năng lực của nhân viên và không trả công xứng đáng thì sẽ khó giữ chân
được nhân viên giỏi. Hẳn là sẽ không ai muốn làm việc “đầu tắt mặt tối” mà lại
nhận mức lương “ba cọc ba đồng” chẳng đủ trang trải cuộc sống cá nhân.
Chế độ đãi ngộ xứng đáng
Bên cạnh
mức lương xứng đáng thì các chế độ đãi ngộ như bảo hiểm, du lịch, nghỉ lễ… cũng
là những yếu tố mà nhân viên quan tâm khi đánh giá đó có phải môi trường làm
việc lý tưởng hay không. Một công ty không có chế độ đãi ngộ tốt, không có
những đảm bảo rủi ro cho nhân viên thì vẫn chưa phải là môi trường làm việc lý
tưởng.
Đồng nghiệp thân thiện, sếp đối xử tốt với
nhân viên
Yếu tố
đồng nghiệp nơi công sở cũng chính là vấn đề nhiều người quan tâm khi tìm việc.
Môi trường làm việc của bạn sẽ rất lý tưởng nếu tất cả mọi người đều hòa đồng,
thân thiện và giúp đỡ lẫn nhau để cùng phát triển. Sự ganh ghét, đố kỵ hay hãm
hại nhau chính là ngòi nổ tạo nên những vết nứt trong mối quan hệ đồng nghiệp
và biến môi trường làm việc của bạn trở nên ngột ngạt, khó chịu.
Ngoài
đồng nghiệp ra, người sếp cũng là yếu tố để bạn đánh giá môi trường làm việc ấy
có lý tưởng hay không. Một vị sếp công tâm, không thiên vị, tôn trọng và gần
gũi với nhân viên sẽ luôn được mọi người yêu mến và mong muốn hợp tác lâu dài.
Nơi tiếp thêm động lực cho nhân viên
Một lời
khen kịp thời khi bạn làm tốt nhiệm vụ được giao, một lời hỏi han khi bạn gặp
rủi ro, một sự cổ vũ to lớn của sếp và đồng nghiệp khi bạn muốn thử thách bản
thân để tạo ra nhiều giá trị hơn, … Những quan tâm nho nhỏ ấy đôi khi lại là
nguồn động lực to lớn để bạn cố gắng làm việc mỗi ngày.
Môi trường làm việc lý tưởng mang lại cho bạn
những gì?
Một môi
trường làm việc lý tưởng sẽ khiến bạn muốn cống hiến nhiều hơn và gắn bó lâu
dài. Đây không chỉ là lợi ích các nhân bạn đạt được mà còn là lợi ích của công
ty, của tập thể nơi bạn làm việc.
Khi bạn
được làm việc trong một môi trường lý tưởng, bạn sẽ cảm thấy vui vẻ với công
việc hiện tại, hoàn thành công việc tốt hơn và sẽ có những cơ hội để phát triển
bản thân nhiều hơn.
Môi
trường làm việc lý tưởng, có thể gắn bó lâu dài sẽ giúp bạn thực hiện được
những mục tiêu ngắn hạn và dài hạn để gặt hái thành công trong tương lai.
Kết luận
Mỗi công
ty, tổ chức đều có văn hóa riêng và cách thức vận hành khác nhau nên sẽ thật
khó để có thể tìm thấy môi trường làm việc lý tưởng đáp ứng mọi mong muốn của
bạn. Vì vậy, bên cạnh việc tìm kiếm môi trường làm việc lý tưởng, bạn cũng nên
thử thay đổi bản thân một chút, tự trau dồi và phát triển bản thân nhiều hơn.
Chắc chắn rằng với sự hiểu biết và những kỹ năng đã được trang bị, bạn sẽ thích
nghi nhanh với môi trường làm việc mới và sẽ tự mình biến nó thành một môi
trường làm việc lý tưởng cho riêng mình.
Bạn không thể ngồi yên đợi thành công đến
với mình. Muốn thành công, bạn cần thực hiện những thói quen tốt và loại bỏ
những thói quen xấu.
Những thói quen tốt giúp bạn thành công hơn, giúp bạn cân bằng cuộc sống
và công việc, tạo ra nhiều giá trị tốt đẹp cho bản thân và cộng đồng. Có rất
nhiều thói quen tốt để bạn thay đổi bản thân nhưng đâu mới là những thói quen
tốt cho công việc. Hãy cùng tìm hiểu 7 thói quen tốt sau đây để giúp bạn thành
công hơn mỗi ngày nhé.
Ghi
ra những mục tiêu cụ thể
Mỗi người đều có mục đính sống khác nhau
nên định nghĩa về thành công cũng không giống nhau. Với nhiều người thì thành
công là có thật nhiều tiền, nhưng với một số khác thì thành công lại là địa vị
cao trong xã hội hoặc chỉ đơn giản là trở thành chuyên gia trong lĩnh vực mình
đang làm. Bạn cần xác định rõ thành công là gì đối với mình để đặt ra những mục
tiêu dài hạn và ngắn hạn cho tương lai.
Một khi đã xác định được mục tiêu, bạn
hãy thể hiện nó lên giấy chứ đừng để trong đầu. Ví dụ như “Mình sẽ trở thành
triệu phú vào năm XXXX”. Mỗi ngày nhìn vào mục tiêu của mình, bạn sẽ có thêm
nhiều động lực để cố gắng và có trách nhiệm với mục tiêu mình đã đề ra. Bên
cạnh việc ghi ra các mục tiêu trên giấy, bạn hãy tin tưởng vào bản thân và tự
nhủ rằng mình nhất định sẽ đạt được những mục tiêu đó một cách nhanh chóng.
Tạo
thói quen thức dậy đúng giờ
Thức dậy đúng giờ không có nghĩa là bạn
phải dậy thật sớm bởi việc thức dậy sớm không hoàn toàn tạo nên thành công của
bạn. Có rất nhiều người thành công vẫn làm việc khuya và thức dậy muộn.
Mục đích của việc thức dậy đúng giờ đơn
giản chỉ là để bạn tập cho mình một thói quen bền vững để chiến thắng bản thân.
Vì vậy, hãy đặt ra cho mình một khung giờ thức dậy cố định mỗi ngày, phù hợp
với công việc và cuộc sống của bạn để sẵn sàng bắt đầu ngày mới một cách tốt
nhất. Không tắt chuông báo thức rồi ngủ tiếp, không nằm ráng trên giường khi đã
thức giấc… Làm được những điều nhỏ bé này bạn sẽ nhận ra bản thân có thể làm
được nhiều điều to lớn hơn.
Không
dành quá nhiều thời gian cho mạng xã hội
Bạn biết không, công nghệ ngày càng hiện
đại, mạng xã hội ngày càng mở rộng cũng là lúc bạn thu hẹp mối quan hệ của mình
bởi bạn đã dành quá nhiều thời gian cho thế giới ảo và không quan tâm nhiều đến
những mối quan hệ thật bên ngoài.
Bạn phải nhớ rằng mạng xã hội và các
phương tiện truyền thông chỉ có lợi khi chúng ta sử dụng đúng cách. Vì vậy, hãy
giảm bớt thời gian lướt facebook, tắt bớt các ứng dụng vô bổ tốn thời gian và quan
tâm hơn đến mọi thứ xung quanh.
Bước
ra khỏi vùng an toàn
Bạn sẽ không bao giờ thành công nếu không
dám thử thách bản thân. Để gặt hái thành công và đạt được những mục tiêu mới
bạn phải luôn tiến về phía trước, điều đó cũng có nghĩa là bạn phải luôn học
hỏi.
Đó có thể là ứng cử vào một chức vụ cao
hơn với nhiều khó khăn và trách nhiệm, học hỏi một kỹ năng mới hoặc thử làm
những công việc bạn luôn cho rằng mình không thể làm được… Điều này có nghĩa là
bạn sẽ bước ra khỏi vùng an toàn và để bản thân tự vượt qua những khó khăn, thử
thách và có thêm nhiều trải nghiệm tốt cho công việc của mình. Có
thể thử thách sẽ làm bạn thất bại nhưng nó sẽ cho bạn kinh nghiệm để bắt đầu
lại mọi thứ.
Rèn
luyện sức khỏe mỗi ngày
Thói quen tập thể dục thể thao mỗi ngày
cũng là một thói quen tốt giúp bạn thành
công. Nó giúp bạn có sức khỏe để đối mặt với những khó khăn trong công
việc.
Rèn luyện thể lực không có nghĩa là bạn
phải chạy marathon, đó có thể chỉ là những bài thể dục đơn giản, những động tác
yoga… Điều quan trọng ở đây chính là để những bài tập ấy trở thành thói quen cố
định mỗi ngày giúp bạn rèn luyện thể chất và sự kiên trì – những thứ rất cần
cho sự thành công.
Thất
bại là mẹ thành công
Nghe có vẻ bất hợp lý khi để thất bại trở
thành thói quen. Thế nhưng thất bạn lại đóng vai trò rất quan trọng trong thành
công của bạn đấy. Thất bại mang đến cho bạn nhiều kinh nghiệm, đó là những bài
học quý báu. Hơn hết, thất bại giúp bạn rèn luyện sự kiên trì và ý chí. Đa số
những tỉ phú trên thế giới đều trải qua không ít lần thất bại mới gặt hái được
thành công. Chúng ta không nhìn thấy thất bại của họ bởi chúng ta chỉ đang nhìn
vào thành quả mà họ tạo ra.
Thất bại là điều không thể tránh khỏi
trên con đường thành công. Điều quan trọng là đừng để thất bại trở thành rào
cản mà hãy biến thất bại thành một thói quen tốt để góp phần vào thành công mai
sau của bạn.
Kiểm
soát tài chính cá nhân
Xây dựng thói quen quản lý tiền bạc với
các khoản chi tiêu khoa học, tiết kiệm và cũng là một trong những cách để bạn
đến gần với thành công hơn. Hãy chia tiền thành những khoản nhỏ một cách khôn
ngoan và sắp đặt thứ tự ưu tiên cho các khoản chi của mình. Ngoài ra, hãy ghi
tất cả những khoản thu chi trong tháng để có thể cân đối lại cho những tháng
sau.
Quản lý tốt tài chính cá nhân thì bạn sẽ
quản lý tốt cuộc sống của mình. Sử dụng tiền bạc một cách hợp lý sẽ đưa bạn đến
thành công rất nhanh đấy.
Kết
luận
Có rất nhiều thói quen tốt giúp bạn thành công, nhưng tất cả đều chỉ là lý
thuyết nếu bạn không thực hiện nó. Vì vậy, thay vì ngồi đọc hết tất cả những
cách có thể giúp bạn thành công thì hãy thử áp dụng những cách đơn giản nhất.
Bạn sẽ nhận ra điều kỳ diệu khi thực sự thay đổi bản thân mình.
Đà Nẵng là một thành phố với những
công trình kiến trúc đẹp, độc đáo và hiện đại. Một trong những công trình khiến
cả thế giới trầm trồ trong thời gian gần đây chính là cây Cầu Vàng trên núi Bà
Nà. Chỉ trong thời gian ngắn, Cầu Vàng Đà Nẵng đã trở thành địa điểm check in nổi
tiếng của khách du lịch ở trong và ngoài nước. Nếu bạn có ý định đến đây tham
quan, chiêm ngưỡng công trình kiến trúc này thì hãy tham khảo bài viết chia sẻ
kinh nghiệm du lịch dưới đây để có một chuyến đi thật vui vẻ nhé.
Cầu Vàng nằm ở đâu?
Cầu Vàng là một trong những kiến trúc
đẹp, độc đáo thuộc khu du lịch Bà Nà Hills. Nó là cây cầu nhằm nối ga Marseille
với vườn Thiên Thai và vườn hoa Le Jardin D’Amour. Với đặc điểm nằm trên núi có
độ cao cách mặt nước biển 1.400m, du khách có thể ngắm nhìn toàn cảnh núi non
hùng vĩ cũng như thành phố Đà Nẵng tại cây cầu này.
Cây cầu có tổng chiều dài 150m với 8
nhịp, chiều ngang 5m, trong đó lối đi rộng 3 mét và 2 bồn hoa 2 bên. Với kết cấu
được xây dựng bằng bê tông cốt thép, bề mặt cầu là gỗ kiền kiền tự nhiên với đặc tính chịu được khí hậu khắc nghiệt, đảm bảo cây cầu có
thể bền vững theo năm tháng. Đôi bàn tay được làm từ khung thép và sợi thủy
tinh chất lượng cao, mỗi ngón tay có đường kính khoảng 2m mang đến cảm giác như
vươn ra từ lòng núi.
Toàn bộ lan can, tơ nhện của cầu đều
được làm từ thép sơn nhũ vàng cũng như inox mạ titan, mỗi khi mặt trời chiếu
vào sẽ tạo nên hiệu ứng lấp lánh, tỏa sáng rực rỡ.
Với lối kiến trúc độc đáo, Cầu Vàng Đà
Nẵng được ví như đôi bàn tay khổng lồ của Thần Núi rút ra một dải chỉ vàng giúp
mọi người có thể đến được với vườn Thiên Thai.
Kinh nghiệm khi đến với Cầu Vàng Đà Nẵng
Di chuyển
Để đến được với Cầu Vàng, bạn cần phải
đến được khu du lịch Bà Nà Hills nằm ở thôn An Sơn, xã Hòa Ninh, huyện Hòa
Vang, thành phố Đà Nẵng. Các phương tiện mà bạn có thể lựa chọn để di chuyển từ
trung tâm thành phố như xe máy, xe oto hoặc thuê xe taxi, xe bus.
Tại đây, bạn không những được chiêm
ngưỡng Cầu Vàng đẹp, hùng vĩ mà còn được tham quan, trải nghiệm những công
trình kiến trúc khác thuộc khu du lịch này. Một số công trình phải kể đến như Hầm
rượu, Vườn thiên thai, các công trình kiến trúc phong cách Pháp,… Bên cạnh đó,
bạn còn được tham gia các trò chơi hấp dẫn tại khu vui chơi Fantasy Park. Ngoài
ra, các lễ hội cũng như ẩm thực cũng là điều bạn không nên bỏ qua khi đến đây.
Thời gian
Bà Nà Hills có đặc điểm khí hậu tương
đối mát mẻ. Bạn có thể cảm nhận rõ rệt 4 mùa trong ngày tại đây. Chính vì thế,
thời gian nào trong ngày cũng phù hợp để tham quan khu du lịch Bà Nà Hills cũng
như Cầu Vàng. Tuy nhiên, vào thời điểm sáng sớm là lúc ít khách du lịch nên bạn
có thể tận hưởng được không khí trong lành, mát mẻ cũng như thoải mái check in
tại đây để có những bức ảnh đẹp nhất. Hoặc vào lúc xế chiều, lúc này ánh hoàng
hôn sẽ phủ một màu rất đẹp lên đây, bạn sẽ chiêm ngưỡng được cảnh sắc tuyệt vời
và lãng mạn.
Bạn nên lựa chọn tham quan khu du lịch
Bà Nà Hills cũng như Cầu Vàng vào khoảng thời gian từ tháng 4 đến tháng 8 trong
năm. Đây là lúc Đà Nẵng có thời tiết thuận lợi và đẹp nhất năm. Nhiệt độ tại Bà
Nà không quá lạnh cũng không quá nóng, rất mát mẻ cho việc tham quan, ngắm cảnh.
Giá vé
Như đã nói ở trên, để tham quan Cầu
Vàng, bạn phải mua vé để vào tham quan khu du lịch Bà Nà Hills. Giá vé hiện nay
cụ thể như:
– Đối với khách ngoại tỉnh:
+ Người lớn: 700.000 đ/ người
+ Trẻ em (từ 1m đến 1m3): 550.000 đ/
người
– Đối với khách là người Đà Nẵng:
+ Người lớn: 400.000 đ/ người
+ Trẻ em (từ 1m đến 1m3): 300.000
đ/người
Đối với trẻ em dưới 1m sẽ được miễn
phí vé tham quan này.
Vé này sẽ bao gồm các địa điểm như hầm
rượu, vườn hoa Le Jardin, một số trò chơi tại Pantasy Park,… cũng như vé cáp
treo 2 chiều lên, xuống.
Khi đã mua vé vào khu du lịch Bà Nà
Hills, bạn sẽ được miễn phí tham quan, ngắm cảnh cũng như check in tại Cầu Vàng
nhé.
Như vậy chúng tôi đã chia sẻ đến bạn
kinh nghiệm để tham quan cây Cầu Vàng nổi tiếng tại Đà Nẵng. Nếu chưa đặt chân
đến đây, bạn hãy lên lịch cho mình sớm nhất để có thể chiêm ngưỡng được vẻ đẹp
hùng vĩ của công trình này cũng như tham quan những kỳ quan thế giới thu nhỏ tại
Bà Nà Hills. Chúc bạn có một chuyến đi vui vẻ.
Thư viện Đà nẵng là một trong những nơi có nhiều đầu sách tổng hợp lớn nhất cả nước. Thư viện đem đến cho các bạn trẻ một môi trường học tập lý tưởng, không những thế khung cảnh nơi đây còn cho người ta cảm giác thoải mái với lối thiết kế độc đáo. Chính vì vậy, chính quyền Đà Nẵng luôn chú trọng phát triển thư viện nhằm tạo điều kiện học tập tốt nhất cho các bạn học sinh, sinh viên.
Giới
thiệu thư viện Đà Nẵng
Thư viện Đà Nẵng nằm ở số 46
đường Bạch Đằng, quận Hải Châu, TP Đà Nẵng được xây dựng từ ngày 2/9/1975 đến
ngày 18/10/1986 mang tên thư viện Quảng Nam. Sau đó đổi tên là Thư viện Khoa
Tổng hợp tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng. Trải qua thời gian nâng cấp ngày 31/8/2015
Thư viện Đà Nẵng chính thức khánh thành với biểu tượng cuốn sách mở ra thu hút
sự quan tâm của bạn đọc.
Thư viện có 2 cổng, cổng chính ở đường Bạch Đằng, cổng sau ở
đường Trần Phú. Diện tích rộng lớn khoảng 2.000m2 có khuôn viên 7.270m2. Tổng
kinh phí là 50,8 tỷ đồng bao gồm nhiều hạng mục đầu tư trong đó có khối nhà thư
viện, khu hành chính, các dự án có trang thiết bị hiện đại…
Nhu cầu học tập, nghiên cứu của
các bạn trẻ, cán bộ và nhân dân thành phố mỗi năm trên 250.000 lượt tạo nên nét
đẹp văn hóa đọc sách. Một trong những lý do khiến nhiều người tìm đến thư viện
cũng bởi không gian nơi đây yên tĩnh với những cây cổ thụ lâu năm, hàng lang rộng
lớn và dài, những khu vườn đầy cây xanh và hóa lá… được nhiều người ví như thư
viện trên phim Hàn.
Những
điều cần biết về Thư viện Đà Nẵng
Thư viện được trang bị 39 phòng
máy tính hiện đại giúp việc tra cứu thông tin và tìm kiếm các tư liệu một cách
nhanh chóng và chính xác. Trong đó, có phòng mượn sách và phòng sách tổng hợp.
Đặc biệt, còn có các dữ liệu sách điện tử phong phú và phòng đọc sách dành cho
người khiếm thị.
Phòng đọc thư viện sử dụng
phương tiện hiện đại có thang máy, máy điều hòa, thiết bị thông gió cùng với lối
thiết kế sang trọng mang đến cảm giác dễ chịu cho người đọc. Bên cạnh đó, là hội
trường rộng 400m2 với 140 chỗ ngồi dùng để phục vụ cho các buổi hội thảo.
Thư viện tổng hợp các loại sách
nhằm phục vụ nhu cầu khác nhau của người đọc. Các bạn trẻ hay tìm đến đây để học
tập và tìm kiếm tài liệu, đọc sách báo. Bên cạnh đó, là nơi tốt nhất dành cho
những người lớn tuổi thích tìm hiểu về lịch sử, thiên văn, địa lý, các nguồn tư
liệu quý. Có thể nói thư viện cất giấu mọi giá trị từ thời Tự cổ chí kim.
Thư viện mở cửa từ sáng 7h30 –
8h30 tối, thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần. Vào đây đọc sách hay mượn sách các bạn sẽ
phải làm các loại thẻ bao gồm: thẻ đọc, thẻ mượn, thẻ thiếu nhi. Đối tượng được
cấp thẻ là các học sinh, sinh viên, cán bộ công chức, viên chức, hưu trí và người
dân trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
Thư
viện Đà Nẵng có gì độc đáo?
Ngày 12/10/2017 thư viện Đà Nẵng
ra mắt Không gian chia sẻ S.hub một mô hình thư viện thông minh được đánh giá
là hiện đại và dẫn dầu cả nước về chỉ số ứng dụng Công nghệ thông tin – Truyền
thông. Không gian chia sẻ là sự trải nghiệm học tập hoàn toàn mới lại với thiết
bị công nghệ cao như: kính thực tế ảo, camera360, phòng
nghe nhìn, trình chiếu nội dung đa phương tiện. Ngoài ra, với thiết kế ưu tiên
phục vụ người dùng như: phòng đọc sách dành cho thiếu nhi, nơi tra cứu thông
tin cá nhân trực tuyến và khu vực làm việc cá nhân với máy tính để bàn.
Với không gian này các bạn có
thể trao đổi thông tin trực tuyến từ hoạt động của S.hub mang lại những tương
tác, chia sẻ bổ ích về kiến thức và các ý tưởng. Qua đó, kích thích và tạo động
lực để mọi người học hỏi và tiếp thu những kinh nghiệm. Ngoài ra, thư viện còn tổ
chức những hoạt động nhằm hướng các bạn trẻ đến những điều tốt đẹp về văn hóa
và hướng đến nghề nghiệp trong tương lai.
Đà nẵng là nơi may mắn sở hữu một
kho tàng tri thức quý giá của cả nước. Nơi đây là niềm tự hào của người dân Đà
Nẵng và họ được trao truyền những kiến thức quý giá. Hy vọng trong tương lai không
chỉ là phát triển Thư viện Đà Nẵng mà còn nhiều nơi phát triển một thư viện
sách hiện đại phục vụ nhu cầu của nhiều người.
Đà Nẵng trong những
năm gần đây trở thành một trong những thành phố du lịch nổi tiếng hút khách cả
trong và ngoài nước. Ngoài những địa điểm du lịch đẹp, hoành tráng thì ẩm thực
của Đà Nẵng cũng là một trong những điều khiến khách tham quan phải mê mẩn. Nếu
bạn đã và đang có dự định du lịch đến đây thì nhất định phải biết top 10 đặc sản
Đà Nẵng dưới đây nhé.
Mực rim me
Đến với Đà Nẵng
không thể không nhắc đến các món hải sản. Ngoài những món hải sản tươi sống sẽ
được chế biến khi bạn trực tiếp lựa chọn ra thì các món khô cũng là điều thu
hút thực khách. Với hương vị thơm ngon thì đây còn là lựa chọn hàng đầu để làm quà tặng
cho người thân sau mỗi chuyến du lịch.
Để tạo nên hương vị riêng,
món này phải được chế biến từ những con mực tươi phơi nắng rồi được rim với me.
Món ăn vừa dai ngon của mực vừa chua chua ngọt ngọt đậm vị của me sẽ khiến bạn
mê mẩn khi thưởng thức.
Mực khô
Mực khô cũng là món
ăn được nhiều người lựa chọn làm quà khi đến du lịch tại Đà Nẵng. Những con mực
sau khi đánh bắt, được làm sạch rồi tẩm gia vị và phơi nắng sẽ là món ăn tuyệt
vời để nhâm nhi một vài ly bia cùng người thân hay bạn bè.
Cá khô
Những loại cá khô phổ
biến ở Đà Nẵng thường được khách du lịch lựa chọn như Cá thu tẩm, cá thiều tẩm,
cá chỉ vàng, cá đét khô,… Với món ăn này, bạn chỉ cần nướng trên than hồng là
đã có món ăn thơm ngon, hấp dẫn.
Ghẹ sữa rim
Ghẹ sữa rim được chế
biến từ những con ghẹ sữa với kích thước khoảng bằng ngón chân cái. Sau khi được
rửa sạch sẽ chế biến cùng các loại gia vị và me tạo thành món ăn có đủ các
hương vị chua, cay, mặn, ngọt. Món ăn này dùng làm món ăn vặt hay mồi nhậu nhâm
nhi sẽ rất ngon.
Rong biển Mỹ Khê
Rong biển Mỹ Khê với
màu xanh tươi mát là món ăn đặc sản của vùng biển này. Ngoài màu sắc bắt mắt,
rong biển còn chứa rất nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe con người. Chính vì vậy,
dùng rong biển để chế biến thành các món ăn khác nhau cho bữa cơm hàng ngày.
Cho nên, nếu có đến vùng biển Mỹ Khê xinh đẹp này thì đừng quên lựa chọn rong
biển để làm quà cho gia đình, người thân hay bạn bè nhé.
Tré Bà Đệ
Tré là một món ăn
quen thuộc của người dân miền Trung, đặc biệt là thành phố Đà Nẵng. Tré được
làm từ thịt lợn, trộn cùng các loại gia vị của miền trung và gói trong lá chuối
để lên men. Sau một thời gian, thịt lợn sẽ chín và tạo nên món ăn hấp dẫn. Sở
dĩ có tên tré bà Đệ bởi vì đây là địa chỉ nổi tiếng với công thức chế biến gia
truyền nên người ta lấy tên của bà để nói đến món ăn này.
Bánh khô mè
Loại bánh này được
làm từ bột gạo, bột nếp, đường kính cùng lớp mè phủ bên ngoài. Khi đến với Đà Nẵng,
bạn sẽ thấy loại bánh này được bày bán khắp nơi, từ các siêu thị, trung tâm
thương mại đến các quán vỉa hè, chợ. Cho thấy sự phổ biến cũng như nhu cầu mua
bánh khô mè làm quà của khách du lịch. Bánh được làm với các công đoạn rất tỉ mỉ,
hình dàng của bánh khá đa dạng, tùy thuộc vào mỗi cơ sở sản xuất khác nhau. Nổi
tiếng nhất phải kể đến bánh khô mè Bà Liễu tại Cẩm Lệ, Đà Nẵng, với mùi vị béo
béo, giòn tan của mè, ngọt thanh của đường kính.
Kẹo đậu phộng
Có khá nhiều phiên bản
kẹo đậu phộng khác nhau của các tỉnh thành trên cả nước. Tuy nhiên, kẹo đậu phộng
ở Đà Nẵng vẫn có một sức hút riêng của mình mà khi đến đây, bạn nhất định phải
thử và mua để làm quà. Với những nguyên liệu đơn giản như đậu phộng, mè, mật
mía và bánh tráng, thế nhưng khi ăn vào, bạn sẽ nghiền ngay lần thử đầu tiên bởi
hương vị béo ngùi của đậu phộng, mè và bánh tráng cùng mùi thơm ngọt ngào của mật
mía.
Tôm đất rang muối
Tôm đất là một loại
tôm có thịt chắc, giòn, ngọt. Khi dùng để chế biến thành món tôm đất
rang muối, người ta lựa chọn những con tôm tươi ngon nhất. Sau khi rửa sạch thì
rang trên lửa nhỏ với các loại gia vị như muối, tiêu, tỏi,… cho đến khi tôm khô
giòn. Món này có thể dùng cho bữa cơm hay nhâm nhi cùng bạn bè rất ngon.
Trà sâm dứa
Món cuối cùng trong
danh sách top 10 đặc sản Đà Nẵng mà chúng tôi muốn giới thiệu đến bạn chính là
món trà sâm dứa, hay còn gọi là chè sâm dứa. Những búp trà non, xanh mơn mởn tạo
nên hương vị đậm đà được kết hợp cùng mùi thơm ngọt của lá dứa tạo nên một thức
uống thanh nhiệt, giải độc.
Trên đây là bài viết
giới thiệu top 10 đặc sản Đà Nẵng bạn nhất định phải biết khi đi du lịch. Bên cạnh
những đặc sản trên, Đà Nẵng còn rất nhiều loại đặc sản khác mà danh sách này
không thể kể được hết. Nếu bạn biết, hãy cùng chia sẻ với chúng tôi nhé.