Stress công việc – Căn bệnh “khó chữa” của giới trẻ hiện nay
Những áp lực kinh tế khiến chúng ta mệt mỏi, những mối quan hệ làm chúng ta đau đầu, những lo lắng cuộc sống khiến chúng ta phải suy nghĩ… Stress đang là nỗi lo vô hình của thời hiện đại. Nó không có những vết thương khiến bạn đau đớn, thế nhưng nó lại bào món ý chí chúng ta mỗi ngày mà chẳng liều thuốc nào chữa được.
Stress vì một vấn đề nào đó sẽ dễ dàng biến mất sau khi việc đó kết thúc. Thế nhưng stress trong công việc lại rất khó chữa bởi ai cũng cần có công việc. Đôi khi chỉ là những lời nhận xét của sếp hay đồng nghiệp cũng làm bạn bực tức, cáu gắt. Hoặc cũng có thể là sự khó chịu hay những deadline ngắn hạn liên tục mà bạn phải đối mặt hàng ngày chốn công sở khiến bạn kiệt sức. Stress công việc vẫn “ẩn nấp” quanh ta với nhiều hình thức mà bạn không thể tự mình biết được.
Những dấu hiệu cho thấy bạn đang stress vì công việc
Có rất nhiều dấu hiệu để nhận biết rằng bạn có đang bị stress hay không. Những dấu hiệu đôi khi rất rõ ràng nhưng cũng có những dấu hiệu “ngầm” mà bạn chẳng thể nào nhận ra. Nếu bạn đang có bất kỳ triệu chứng nào bên dưới thì hãy lưu ý và tìm cách giải tỏa ngay đi nhé.
Mệt mỏi cả về tinh thần và thể xác
Dấu hiệu đầu tiên để bạn nhận ra mình đang gặp stress trong công việc chính là sự mệt mỏi. Khi đứng trước một nhiệm vụ nào bạn cũng không nhìn thấy sự hào hứng mà chỉ thấy bế tắc và không muốn làm.
Dễ cáu giận, hay mất tập trung
Căng thẳng lâu ngày sẽ khiến bạn thay đổi tính cách, rất dễ nổi nóng, hay cau có và sinh ra những hành vi hay suy nghĩ tiêu cực. Cụ thể hơn là bạn sẽ thường xuyên nổi giận vô cớ, luôn cảm thấy khó chịu với sếp, với đồng nghiệp và chẳng muốn tiếp xúc hay nói chuyện với ai.
Bạn khó điều khiển được cảm xúc của mình và hay suy nghĩ về những điều tiêu cực. Những suy nghĩ quẩn quanh ấy lại càng khiến bạn mất tập trung. Bạn sẽ không làm tốt công việc nếu thiếu sự tập trung, và điều đó lại càng khiến bạn tress nhiều hơn.
Đau đầu, rụng tóc, mất ngủ
Đây là những dấu hiệu bạn dễ dàng nhận ra nhất. Tâm lý căng thẳng sẽ khiến bạn khó ngủ, bị rụng tóc nhiều hơn bình thường và hay đau đầu. Nếu đau đầu và mất ngủ thường xuyên do stress công việc không chỉ làm bạn mệt mỏi, kiệt sức mà còn ảnh hưởng đến sắc diện của bạn.
Buồn nôn và hay đau dạ dày
Không chỉ chế độ ăn uống mới làm bạn đau dạ dày. Nếu bạn suy nghĩ quá nhiều, làm việc quá sức hay mất ngủ đều có thể khiến bạn ăn uống khó tiêu và thường xuất hiện những cơn đau co thắt vùng dạ dày và hay buồn nôn.
Căng thẳng quá độ cũng sẽ tự kính hoạt cơn buồn nôn và gây ra triệu chứng ói mửa, đặc biệt là khi bạn đánh răng hay ăn uống. Cơn buồn nôn hay xuất hiện vào cùng một thời điểm trong ngày là dấu hiệu chứng tỏ bạn đang bị stress.
Làm gì để giải tỏa stress hiệu quả?
Stress công việc đúng như tên gọi của nó, là những stress tạo ra do công việc áp lực. Vậy làm thế nào để giải tỏa năng thẳng nhưng vẫn có thể làm việc hiệu quả? Quả thật là khó nhưng không phải là không thể. Bạn hãy thử những cách sau đây nhé.
Tư duy tích cực, lạc quan, vui vẻ
Bạn sẽ làm việc hiệu quả nếu tinh thần luôn lạc quan và tràn đầy năng lượng. Hoàn thành tốt công việc sẽ khiến bạn giảm bớt stress. Vậy nên cách tốt nhất bạn cần làm để giải tỏa stress chính là suy nghĩ về những điều tích cực, điều kỳ diệu sẽ đến với bạn ngay thôi.
Phân chia thứ tự công việc và deadline cụ thể
Đôi khi stress có nguyên do từ việc bạn không thể quản lý công việc và thời gian làm việc hợp lý. Công việc nhiều nhưng bạn lại biến chúng thành “mớ bòng bong” và không biết phải làm việc gì trước, việc gì sau. Hãy lên kế hoạch chi tiết để thực hiện từng công việc trong ngày, sắp xếp mức độ ưu tiên cho từng công việc ấy (to do list) và phân chia thời gian hoàn thành cụ thể. Một kế hoạch làm việc khoa học sẽ giúp bạn giải tỏa căng thẳng rất hiệu quả đấy.
Nghỉ phép đi du lịch và lấy lại năng lượng
Du lịch thường niên là việc làm đang được mở rộng ở hầu hết các công ty giúp nhân viên có khoảng thời gian vui vẻ, được nghỉ ngơi để lấy lại năng lượng sau những ngày lao động mệt mỏi.
Nếu công ty ít hoạt động du lịch hay vui chơi, bạn hoàn toàn có thể tự lên kế hoạch cho bản thân, xin nghỉ phép và làm chuyến du lịch đến những vùng đất mình mong muốn. Khi du ngoạn những vùng đất mới lạ, trải nghiệm những điều thú vị và tiêu những khoản tiền mình tự làm ra sẽ giúp bạn có thêm động lực để làm việc hiệu quả hơn.
Thay đổi thói quen
Bạn hãy thử thay đổi những thói quen của mình một chút như đọc một cuốn sách hay, uống cà phê ở một quán lạ, tự tay nấu vài món ăn yêu thích, sắp xếp lại bàn làm việc hay tự thưởng cho mình những món quà đặc biệt…. Những điều nhỏ nhặt này không chỉ giúp bạn vui vẻ, giải tỏa áp lực công việc mà còn mang đến nhiều giá trị hơn cho cuộc sống của bạn.
Thay đổi công việc
Nhiều người khuyên bạn nếu áp lực và căng thẳng quá thì nên nghỉ việc. Nhưng đây là cách không không ngoan chút nào bởi khoảng thời gian nghỉ việc mà chưa có việc mới sẽ làm bạn càng thêm chán nản và áp lực nhiều hơn.
Bạn không nên nghỉ việc khi chưa chuẩn bị sẵn sàng. Hãy tìm công việc mà mình yêu thích, một môi trường làm việc lý tưởng, chắc chắn rằng sau khi phỏng vấn đã được nhận thì hãy “nhảy việc”.
Nghỉ việc là không nên nhưng nhảy việc khi đã có sự chuẩn bị sẵn sàng là điều hoàn toàn nên làm nếu bạn không yêu thích công việc đó và nó mang đến cho bạn quá nhiều những áp lực và phiền muộn. Khi bạn có đam mê với công việc mình đang làm và làm việc với lòng nhiệt huyết thì sẽ chẳng có stress nào mà bạn không vượt qua được.
Kết luận
Công việc nào cũng sẽ có những áp lực riêng, vì vậy, stress công việc là điều bạn khó tránh khỏi và đôi khi là phải đối mặt hàng ngày. Điều khôn ngoan nhất bạn có thể làm chỉ có thể là tự điều chỉnh chính bản thân mình, tự mình tìm ra những niềm vui trong công việc. Stress sẽ hoàn toàn mất đi khi bạn sống tích cực, lạc quan và yêu thích công việc mình đang làm.